221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
775704
RYL: Thu phí và bán đồ ảo trong game
1
Article
null
RYL: Thu phí và bán đồ ảo trong game
,

(VietNamNet) - Ba món đồ ảo trong game online Risk your life II - Con đường đế vương (RYL) được ba bạn trẻ bỏ gần 10 triệu đồng để mua sau khi được bán đầu giá trong ngày khai trương Trung tâm game NetChùa, vừa diễn ra sáng nay (18/3) tại Hà Nội.

Soạn: AM 729225 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trung tâm game NetChùa gây ngỡ ngàng với nhiều game thủ vì sự quy mô. Ảnh: B.D

Cũng trong ngày khai trương Trung tâm game quy mô nhất Việt Nam (với 220 máy tính cấu hình cao), game online RYL II chính thức công bố thu phí. Công ty Giải trí NetChùa trở thành nhà phân phối độc quyền thẻ game RYL (do Công ty VASC và Quang Minh D.E.C phát hành).

Phiên bán đấu giá trực tiếp các món đồ ảo trong RYL II cho các game thủ cũng được tiến hành với sự chờ đợi của đông đảo game thủ, đặc biệt trong hoàn cảnh vấn đề tài sản ảo còn đang tranh cãi. 

Ba món đồ trong RYL được đưa ra đấu giá là bộ phòng thủ, bộ tốc độ, bộ lực đánh với giá khởi điểm trong khoảng 100.000 đồng cho mỗi món đồ. Kết quả, bộ tốc độ, bộ lực đánh được hai game thủ trả giá trên 3,5 triệu mỗi món và 2,1 triệu cho bộ phòng thủ.

Nhiều game thủ tỏ ra nuối tiếc vì đã trả giá đến hai, ba triệu đồng cho các tài sản ảo kể trên mà không mua được chúng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá đã được trao tặng quỹ từ thiện của Tổ chức tình nguyện SJ Việt Nam để trợ giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở cầu Long Biên.

Một tuần kể từ ngày khai trương là các hoạt động khác như: Sự kiện game RYL, game Khan - Thành Cát Tư Hãn, thi đấu game Warcraft, Starcraft, FIFA 2006, Counter-Strike...

Ông Nguyễn Duy Cường, Giám đốc điều hành Công ty NetChùa: "NetChùa hướng tới cộng cồng game lành mạnh"

* Theo ông, rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực giải trí mà ở đây là “mặt hàng” game trong công việc kinh doanh của Netchùa là gì?
- Đầu tư quá lớn vào phần cứng và bị hao mòn nhanh, đồng thời khó bùng nổ về doanh thu. Nhưng hiện tại NetChùa đã giải quyết được bài toán này. Chúng tôi đang hướng tới phát triển theo mô hình franchising - nhượng quyền kinh doanh.

* Theo mô hình franchising, theo ông, thuận lợi và bất lợi của nó là gì ?
-Sau một năm chuẩn bị, nay chúng tôi bắt đầu phát triển hệ thống cyber game theo mô hình franchising. Thuận lợi: Có nhiều nhà đầu tư muốn tham gia. Khó khăn: Điều hành triển khai rất chi tiết.

* NetChùa cho rằng hệ thống cyber game của mình “hướng đến phong cách chơi game có văn hóa”, hướng tới xây dựng cộng đồng game lành mạnh. Điều gì thể hiện việc này?
- NetChùa là nơi là ngụ cư cộng đồng Game VN, có nhiều clan, guild, bang phái… của nhiều game, có những event, những show branding của các nhà cung cấp.. tất cả hướng đến yếu tố văn hóa. Không nói đâu xa, chúng tôi rất chú trọng văn hóa trong kinh doanh.

*Nhưng tôi vẫn e ngại về việc một trung tâm game hoành tráng, quy mô, được đầu tư, trang bị tốt dễ biến thành nơi “ăn, ngủ, nghỉ” hết ngày dài qua đêm thâu của một số bạn trẻ “nghiện” game, vùi vào game để giết thời gian…?
- Chắc chắn không. Vì nguồn thu NetChùa không phụ thuộc vào tiền thuê máy và chúng tôi có định hướng rõ ràng về việc này, nên hướng gamer sinh hoạt theo dạng club. Hơn nữa, NetChùa có sử dụng software CSM (VinaGame) nên quản lý được giờ chơi và các ứng dụng của gamer khi truy cập internet.

* Một vài kinh nghiệm, đề xuất của ông để gây dựng phong cách chơi game chuyên nghiệp, văn hóa, lành mạnh, hạn chế được những mặt thiếu tích cực từ trò chơi trực tuyến, đặc biệt là game online… đối với giới trẻ?

- Giới trẻ gắn liền với internet, gắn liền với dịch vụ trực tuyến, giải trí trực tuyến… Những nhà đầu tư vào lĩnh vực giải trí trực tuyến, chúng ta cùng hướng tới cộng đồng, định hướng lành mạnh cho cộng đồng. Ví dụ : Chương trình PTV Club TP. HCM thăm và quyên góp cho người nghèo; đấu giá tài sản ảo ủng hộ từ thiện….

  • B.D 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,