,
221
4682
Cần gì để xây dựng ĐH
cangi
/dhqt/cangi/
684228
"Khó thực hiện được một sớm một chiều"
1
Article
4681
ĐH đẳng cấp qtế cho VN
dhqt
/dhqt/
,

'Khó thực hiện được một sớm một chiều'

Cập nhật lúc 15:29, Thứ Tư, 20/07/2005 (GMT+7)
,

Trong thời điểm hiện nay việc này khó mà thực hiện, vì sẽ bao gồm quá nhiều luật lệ mới, "đụng chạm" đến quá nhiều quyền lợi của quá nhiều người, một bạn đọc góp ý.

Soạn: AM 145387 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sinh viên tại giảng đường.

Trước hết, ít có giáo sư thật giỏi nào lại chịu qua Việt Nam dạy để rồi gặp khó khăn trong việc mua nhà, chuyển tiền về nước, rồi lại bị trả tiền điện nước giá cao, v.v... Hơn nữa, khi giảng dạy họ vẫn có thể "lỡ lời" nói vài câu chói tai, chẳng hạn như phàn nàn các thủ tục giấy tờ, quan chức, các chính sách, các giáo điều chính trị, v.v... để rồi dễ gặp rắc rối có thể chấm dứt sự nghiệp của họ.

Về mặt đầu tư thì tiền mua hoặc thuê đất quá cao, trong khi giáo dục lại ít đem lại lợi nhuận trực tiếp trước mắt, nên trừ khi nhà nước cấp đất miễn phí, và thông qua hàng loạt luật lệ mới đụng chạm đến nhiều sự thay đổi trong lý luận tư tưởng chính trị, việc này không thể thực hiện trong điều kiện chính trị hiện nay.

Không giống như việc mua bán làm ăn, các giáo sư và trường đại học nước ngoài không muốn đàm phán bàn cãi gì nhiều. Việt Nam phải thay đổi trước, rồi nếu họ thấy thuận tiện thì vào, không thì thôi, không gấp gáp gì cho họ cả. Còn nếu Việt Nam tự mình xây trường, thuê giáo sư thì mọi việc sẽ y như hiện nay, sẽ có tham nhũng, mua quan bán chức, lo lót chạy chọt để nhập học, ra trường, v.v...

Chính tôi cũng từng có ý định mở 1 trường dạy chuyên môn về vi tính, với tài liệu chuyển qua mạng từ nước ngoài về, các bài thực tập lại chuyển qua mạng để được chấm ở nước ngoài rồi gởi kết quả về. Các việc này ở tất cả các nước trong vùng Đông Nam Á thì quá dễ, nhưng sang Việt Nam thì luôn gặp các "sự cố", các văn bản quyết định "từ trên trời rơi xuống" như vụ "giấy xanh" nhà đất tuần qua. Các nhà đầu tư sợ nhất là những quyết định đột ngột như vậy. Một người bạn Mỹ đang làm việc cho 1 tổ chức quốc tế ở Việt Nam nói với tôi, "in Vietnam everything is 99% done, 99% to go" (ở Việt Nam thì mọi việc 99% đã xong, 99% còn phải làm".

Một bạn đọc

,
,