,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
6827
Ngừng đăng ký xe máy?
1
Article
null
,

Ngừng đăng ký xe máy?

Cập nhật lúc 04:41, Thứ Năm, 09/01/2003 (GMT+7)
,

Rất nhiều người hoàn toàn ủng hộ chủ trương ngừng đăng ký xe gắn máy ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Ngược lại, một số không nhỏ khác coi dự định hạn chế xe gắn máy trong điều kiện và thói quen giao thông hiện nay là duy ý chí. Còn quý vị, quý vị nghĩ sao? Mời quý vị chia sẻ quan điểm của mình với hàng triệu người khác, trên diễn đàn ''Vấn đề quan tâm'' của VASC Orient.

Chính phủ hoàn toàn có lý khi đưa ra một chủ trương cứng rắn như vậy: Lượng xe gắn máy gia tăng quá nhanh đã khiến việc đi lại ở Hà Nội và TP.HCM trở thành những cơn ác mộng. Sự khổ sở vì kẹt xe, ô nhiễm môi trường vì khói thải, nỗi vất vả tìm chỗ để xe... tự lúc nào đã là một phần không mong đợi trong cuộc sống mỗi người. Đáng báo động hơn, nếu không kể thời chiến, không thể tưởng tượng mỗi tháng nước ta mất đi hơn 1.000 người (phần lớn là khoẻ mạnh, đang độ tuổi lao động) trong các vụ tai nạn giao thông. Nhưng đó đang là thực tế nhức nhối. Ngoài 36 người chết mỗi ngày, tai nạn giao thông làm hàng chục nghìn người khác bị mất khả năng lao động, thành người tàn phế, là gánh nặng của các gia đình và xã hội. Và xe máy có liên quan trong phần lớn các vụ tai nạn giao thông đường bộ.

Với những cái ''tội to'' như thế của xe máy, việc giảm bớt số lượng phương tiện này dường như là việc làm đương nhiên của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Song song với việc hạn chế xe gắn máy lưu hành, Chính phủ cũng yêu cầu phát triển hệ thống giao thông công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Đây chính là vế thứ hai gây nhiều băn khoăn trong giải pháp tổng thể ''hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường giao thông công cộng''.

Những người băn khoăn với tính khả thi của chủ trương này cũng không hoàn toàn vô lý vì các phương tiện giao thông công cộng ở Hà Nội và TP.HCM còn hết sức hạn chế. Riêng ở Hà Nội, dù năm 2002 này đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của các tuyến xe buýt với số người đi tăng 100% so với năm trước, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một vài phần trăm nhỏ nhoi trong nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân. Tỷ lệ sử dụng xe buýt ở TP.HCM còn khiêm tốn hơn.

Nếu hạn chế phương tiện cá nhân, hệ thống các phương tiện giao thông công cộng hiện nay sẽ phải phát triển theo cấp số nhân mới có thể đáp ứng được nhu cầu giao thông trong các đô thị. Thực tế, trên các đường phố chật chội và được quản lý kém ở Hà Nội hiện nay, mới chỉ có vài trăm chiếc xe buýt thì hiện tượng tắc đường do xe buýt đã xuất hiện. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta ''thả'' thêm hàng trăm, hàng nghìn những chiếc đại xa ra các con đường vá víu của Hà Nội? Còn tàu điện ngầm, xe điện trên cao? Liệu đó có chỉ là ''những giấc mơ đẹp cho thế hệ mai sau''?

Nhưng cũng không thể để xe máy nói riêng, các phương tiện cá nhân nói chung phát triển vô tội vạ trong các thành phố lớn như hiện nay. Từ hàng nghìn năm trước, Jule César đã cấm các loại xe kéo vào trong thành Rome. Ở Singapore hiện nay, người dân phải trả rất nhiều tiền để có thể dùng riêng một chiếc ôtô đi vào thành phố. Tại Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc rất ít thấy xe gắn máy lưu thông.

Các cơ quan quản lý đô thị nói chung và giao thông nói riêng cần phải làm gì? Quý vị có sẵn lòng từ bỏ thói quen ''ra khỏi nhà là ngồi xe máy'' như hiện nay? Đường phố Hà Nội và TP.HCM liệu có hết ách tắc? Và tai nạn giao thông liệu có giảm?

Mời quý vị cùng tham gia thảo luận.

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,