,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
735611
Quốc hội chất vấn, Bộ trưởng trả lời, cử tri thẩm định
1
Forum
null
,

Quốc hội chất vấn, Bộ trưởng trả lời, cử tri thẩm định

Cập nhật lúc 16:10, Thứ Tư, 23/11/2005 (GMT+7)
,

Trong những năm gần đây, Hoạt động của Quốc hội đã có những đổi mới được nhân dân ghi nhận. Đông đảo cử tri  đã theo dõi sát sao các kỳ họp, đặc biệt là các phiên "chất vấn các bộ trưởng" được truyền hình trực tiếp.Nhiều nơi bà con đã cùng xem truyền hình, nghe phát thanh trực tiếp và cùng bình luận.

Soạn: AM 628366 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 
 

Kỳ họp này, ngày 24 - 26/11, Quốc hội sẽ chất vấn 9 vị  Bộ trưởng và Lãnh đạo ngành.

Tám Bộ trưởng được UBTVQH đề nghị gồm Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Minh Hiển; Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực; Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình và Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Hiện.

Về nội dung chất vấn, theo Trưởng ban Dân nguyện Lê Quang Bình: Chủ yếu là liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành của Chính phủ. Nghị quyết của Quốc hội đã nêu: năm 2005 phải chấm dứt đầu tư dàn trải, thất thoát nhưng đến bây giờ vẫn thất thoát, dàn trải; để chậm tiến độ một số công trình trọng điểm quốc gia; rồi tai nạn giao thông, chất lượng giáo dục... Tuy là trách nhiệm của các Bộ chuyên ngành nhưng Chính phủ có vai trò rất lớn! Đặc biệt là nhiều đại biểu yêu cầu Chính phủ trả lời rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Lần này những câu chất vấn Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhiều hơn so với lần trước.

Qua những lần chất vấn trước đây cho thấy, thời gian Quốc hội rất eo hẹp, chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp khá tốn kém, nhưng có vị lên diễn đàn đọc một bản trình bày do cán bộ cấp dưới chuẩn bị sẵn dài lê thê, chiếm gần trọn thời gian quy định mà người nghe rất khó tiếp thu. Lại có vị, kỳ nào cũng bị chất vấn và cũng tiếp thu, rồi cũng hứa nhưng... kết quả thì chỉ có dân mới biết cụ thể ra sao!

Vì vậy, kỳ này UBTVQH đã yêu cầu mỗi vị chỉ được đọc bản trả lời chuẩn bị trước trong vòng 20 phút và dành thời gian chủ yếu để trả lời trực tiếp câu hỏi của Đại biểu tại hội trường, mà có người đã dùng đến chữ "truy vấn".

"Truy vấn" đây là lúc để cử tri nhìn lại những đại biểu thay mặt mình, hỏi những vấn đề gì? có đúng tâm tư nguyện vọng và lợi ích của mình không? Nếu những câu hỏi của đại biểu Quốc hội là những câu hỏi mà cử tri đang thật sự bức xúc, mong muốn được giải đáp, thì hàng vạn, hàng triệu cử tri sẽ chăm chú lắng nghe và họ sẽ là người thẩm định một cách chính xác cả từ hai phía: Chất lượng người hỏi và chất lượng người trả lời.

Luật Giám sát của Quốc hội quy định rằng người trả lời chất vấn phải đưa ra được những biện pháp và có lời hứa để thực hiện vấn đề cử tri nêu. Quốc hội giao cho Ban dân nguyện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện lời hứa.

Đằng sau những cử tri "phổ thông đại chúng" còn có rất nhiều, rất nhiều những cử tri có chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ pháp lý; và chính họ cũng là người trong cuộc sẽ thẩm định và đánh giá một cách công bằng, chính xác những gì họ được nghe, được hứa.

Gần đến ngày Quốc hội có phiên chất vấn, nhiều bạn đọc gửi thư về Toà soạn với những  đề nghị thiết thực như: Tại sao VietNamNet không là một kênh thu thập ý kiến cử tri để gửi tới Quốc hội và yêu cầu Bộ trưởng trả lời trực tiếp dân. VietNamNet có thể tổ chức bàn tròn trực tuyến, giao lưu trực tuyến để Bộ trưởng trả lời dân như đã làm với Bộ trưởng Mai Ái Trực  v.v..

Diễn đàn kỳ này sẽ dành để quý vị bày tỏ ý kiến, nguyện vọng qua các phiên "chất vấn" tại Quốc hội. Mong sẽ nhận được nhiều ý kiến kịp thời.

  • VietNamNet

     

  

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,