,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
1227632
Văn hóa Hà Nội có bị xô lệch?
1
Article
null
,

Văn hóa Hà Nội có bị xô lệch?

Cập nhật lúc 16:35, Thứ Bảy, 01/08/2009 (GMT+7)
,

 - Chúng ta không thể cưỡng lại được với xu thế hội nhập hiện nay cũng như xu thế đô thị hóa, nhưng cần phải làm gì để bảo vệ văn hóa Hà Nội, nơi hội tụ của ba vùng văn hóa đặc sắc.

Tròn một năm ngày Hà Tây sáp nhập với Hà Nội, nhiều thuận lợi đang mở ra để xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại và phát triển, tuy nhiên cũng có nhiều thách thức đang đặt ra.

Mái đình Mông Phụ sau khi tu sửa (Ảnh: Nguyễn Xuân Diện).

Riêng về văn hóa, một năm nhìn lại, đã có những thay đổi và có xu hướng bị xô lệch. Về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cảnh báo “một năm mở rộng, Văn hóa Hà Nội đã ít nhiều xô lệch”. Cái xô lệch mà ông thấy là nhiều cơ sở văn hóa của tỉnh Hà Tây đã kịp biến mất. Ở nhiều nơi, cảnh quan làng đang mất dần vì những dự án xây dựng sân golf, khu công nghiệp. Nhiều người đau xót khi không còn thấy luỹ tre làng xanh, không còn không gian thoáng đãng, đẹp đẽ của cầu ao, bến nước, ao làng mà thay vào đó là kiến trúc của một cảnh quan xô bồ.

Văn hóa Hà Nội hiện nay là sự kết hợp ba vùng văn hoá: vùng văn hoá Thăng Long (trung tâm Hà Nội); vùng văn hóa Sơn Nam Thượng (các huyện phía Nam tỉnh Hà Tây cũ); vùng văn hoá xứ Đoài (vùng phía Bắc tỉnh Hà Tây cũ). Trong đó xứ Đoài là vùng có những nét văn hoá đặc sắc.

Làng là nơi cất giữ gần như toàn bộ gia sản văn hóa của tổ tiên. Kiến trúc đình, chùa, miếu và các nhà ở dân gian là kết tinh sự hiểu biết của người xưa về môi trường, kiến trúc và quan niệm về sự ở của tổ tiên chúng ta. Lũy tre xanh và cách bố trí dân cư theo hình xương cá hoặc bố trí dọc theo nguồn nước là cách tự vệ và sự tuân thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, lợi dụng thiên nhiên. Đó là một triết lý của người Việt.

Những sinh hoạt văn hóa lễ hội, tín ngưỡng và văn hóa dân gian: hát, hò, vè; kiến trúc, phong tục, nền nếp gia phong dòng tộc là những tài sản văn hóa hàng ngàn đời nay đang được lưu giữ.

Tuy nhiên các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ấy cũng có thể bị mất đi theo trào lưu chung. Người dân, nhất là giới trẻ hiện nay phần nào đang quay lưng lại với di sản văn hóa phi vật thể cha ông để chạy theo lối sống mới, văn hoá "mới". Họ không trở thành những người bảo vệ văn hoá cổ mà chối bỏ, nhập vào cuộc sống mới đang được đô thị hóa rất nhanh chóng.

Chúng ta không thể cưỡng lại được với xu thế hội nhập hiện nay cũng như xu thế đô thị hóa, nhưng cần phải làm gì để bảo vệ văn hóa Hà Nội, nơi hội tụ của ba vùng văn hóa đặc sắc.

Theo bạn văn hóa Hà Nội có bị xô lệch và cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của các vùng văn hóa này?

  •  VietNamNet
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,