,
221
495
Dạy con
daycon
/giadinh/daycon/
662806
Cám ơn và nhận lỗi với con cái
1
Article
493
Cẩm nang gia đình
giadinh
/giadinh/
,

Cám ơn và nhận lỗi với con cái

Cập nhật lúc 18:45, Thứ Hai, 13/06/2005 (GMT+7)
,

Ai đến nhà anh chị tôi lần đầu cũng tỏ ra rất ngạc nhiên vì lối sống bình đẳng và thái độ “lễ phép” của anh chị với con cái. Khách ngồi chơi, con gái lớn bưng nước ra mời thay cho cô giúp việc đang bận, anh tôi nhẹ nhàng: “Ừ, con để đấy, cảm ơn con!”. Cháu chẳng những không ngượng ngùng mà còn nở nụ cười hết sức sung sướng.

Soạn: AM 440911 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nhưng có quen lâu mới biết việc cảm ơn con cái không phải là sự màu mè đột xuất mỗi khi có khách đến nhà, mà là một nếp sống trong gia đình anh chị tôi. Mỗi khi nhờ người khác giúp, dù người được nhờ nhỏ hơn hay lớn hơn mình, các thành viên cũng không quên nói tiếng cảm ơn. Mẹ về trễ, con gái cùng cô giúp việc nấu cơm thay mẹ, chị cảm ơn cả hai cô cháu (nhà có người giúp việc, nhưng chị vẫn tự tay nấu cơm). Một điều lạ là anh chị sẵn sàng nhận lỗi và xin lỗi con cái trước toàn thể các thành viên trong gia đình khi cần thiết. Có lần, do quá nóng nảy, người bố đã vô tình buột miệng gọi con bằng “mày” - điều cấm kỵ trong gia đình. Thấy con tròn mắt, ngỡ ngàng, anh liền hạ giọng: "Bố xin lỗi vì đã gọi con là “mày”. Lần sau bố không thế nữa. Vợ anh, trong một lần chuyện trò với bạn gái vô tình dèm pha mẹ chồng. Khi bạn mẹ về rồi, con trai chị “góp ý” với mẹ: “Mẹ nói vậy là không đúng”. Dù bị con nhắc nhở, chị vẫn xin lỗi con: “Ừ, lẽ ra mẹ không nên nói như thế”.

Nhiều người dèm pha rằng anh chị quá “cải lương”, không cần thiết, người khác lại cho rằng cách làm của anh chị đã đặt con cái ngang hàng với mình, lâu dần chúng sẽ xem thường cha mẹ.

Nhưng anh chị tôi lại có một cách giải thích khác, điều mà họ đúc kết được từ kinh nghiệm sống và tiếp xúc với nền giáo dục phương Tây trong nhiều năm đi du học. Trẻ em dù còn nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng, có nhu cầu được tôn trọng. Chúng sẽ rất vui sướng khi nhận được những lời cảm ơn từ những việc tốt đã làm, từ đó chúng sẽ hăng hái làm việc, thích giúp đỡ người khác hơn. Tiếng “cảm ơn” được ban tặng từ những người lớn trong gia đình khiến trẻ em nghĩ mình đã là người lớn, sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân, với công việc. Ngược lại, nếu cha mẹ và những người lớn hơn trong gia đình khi làm sai mà biết nhận lỗi thì sẽ làm gương cho chúng trong việc dũng cảm nhìn vào sự thật, nhận ra cái sai của mình. Cách cư xử như thế mới giúp trẻ phát triển hoàn thiện, nhanh nhẹn, tự tin, không bị ức chế vì bị áp đặt bởi quan điểm của người lớn.

Cảm ơn và xin lỗi đúng thời điểm là cả một nghệ thuật trong việc dạy con. Chỉ nên cảm ơn trẻ khi ta nhờ chúng giúp những chuyện không phải là bổn phận của chúng. Riêng các việc vệ sinh cá nhân, góc học tập là trách nhiệm của trẻ, khi trẻ làm gọn gàng, sạch sẽ, chỉ nên khen tặng chứ không cảm ơn, vì đó là công việc của chúng. Cũng vậy, nếu thực sự người lớn có sai thì mới nên xin lỗi. Nhiều bà mẹ trẻ khi thấy con chạy nhảy thiếu cẩn thận, vấp té, khóc nhè, nằm sóng xoài không chịu dậy thì lại tới xin lỗi con, rồi đổ lỗi tại mình không cẩn thận, tại đất đá làm con té... Điều đó không nên chút nào vì việc xảy ra là do trẻ bất cẩn, nên giải thích cho con hiểu, hướng dẫn để lần sau trẻ tránh được. Nếu cứ xin lỗi một cách xuề xòa như vậy sẽ tập cho trẻ tính ỷ lại, hay đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không dũng cảm nhìn vào sự thật, lỗi lầm của chính mình.

Thế nên, cảm ơn hay xin lỗi con cũng là một việc cần làm theo đúng trách nhiệm và bổn phận của người lớn.

(DNSGCT)

,

Tin khác

Tin khác của 'Dạy con'

,
,