5 bước tổ chức nhà bếp
Dù kích thước bếp của bạn thế nào cũng nên có một cách tổ chức để bếp gọn, dễ di chuyển khi nấu ăn, lại tận dụng hết diện tích.
Để ý đến chỗ hiện nay chứa các vật dụng trong tủ nơi nào ít sử dụng và thường xuyên sử dụng. Nghĩ xem bạn thích cái gì và không thích cái gì khi phải sắp xếp lại cũng như tham khảo những người nội trợ khác về sự sắp đặt nhà bếp của họ. Thậm chí khi thăm bếp của người khác, hãy chú ý sự di chuyển của họ trong bếp, xem họ sắp xếp như thế nào và tìm hiểu lý do của sự sắp xếp đó là do thói quen hay vì tính hiệu quả. Từ đó tìm ra sự sắp xếp lý tưởng cho căn bếp của mình. Hãy tự hỏi “Mình muốn giữ cái gì và phải làm cách nào?”. Nghĩa là bạn phải đo những kệ, hộc tủ, bình ấm, chảo... để cho mọi thứ ở vào chỗ thích hợp nhất
Phân loại
Làm những thùng có 3 nhãn: ”giữ lại”, “bỏ đi” và “xem lại”. Sau đó dọn sạch những tủ, hộc và ngăn kệ. Cho mỗi thứ vào một thùng “giữ lại” cái bạn cần, bạn thích hay nghĩ là nó đẹp. Những thứ bạn cần là cái bạn thường dùng và tạo hiệu quả cho bếp. Thùng là cần cân nhắc trong một thời gian nữa dù cho những thứ đó có hay không. Nếu bạn khó xử khi phải quyết định giữ lại hay quăng nó đi, hãy cho nó vào thùng “xem lại”, ghi lại ngày, tháng rồi đặt nó trong kho hay tầng hầm. Nếu trong vòng 4 tháng bạn không lấy nó ra thì hãy quăng nó đi.
Chia tay những thứ đôi khi cũng khó vì lý do giá cả hay nó là vật kỷ niệm. Nếu nhớ ra rằng nó còn hữu ích được với một người nào khác, thì thật đơn giản, hãy cho đi ! Những thứ trong hộp “bỏ đi” của bạn là vẫn còn xài được có thể đem bán hay cho từ thiện.
Không gian thay thế
Bạn nên kiểm kê trước khi bạn dọn dẹp ngăn tủ, vì nó sẽ cho bạn hình dung được việc xếp đặt mọi thứ hơn là sau quá trình phân lọc lại.
Đặt những thứ thường xuyên dùng ở chỗ dễ lấy để có thể kiểm sóat được như thiếu thì mua liền chứ không đợi phải hết mới mua. Sau đây là gợi ý:
- Hãy đảm bảo chiều dài, chiều rộng và chiều cao cho những vật hay dùng: ấm bình, chảo, tô, thiết bị gia dụng hay những dụng cụ. Việc này cho phép bạn lưu giữ thoải mái mà không phải nhét một cách khó nhọc.
- Định rõ không gian đặc biệt cho mỗi cái. Khi bạn làm như thế, bạn sẽ dành chỗ để đặt mọi thứ trở lại đúng nơi của chúng và sẽ ít thất lạc. Nên sắp xếp một cách logic.
- Tiết kiệm động tác. Đặt vật dụng gần chỗ sử dung, như: tách, ly gần bồn rửa hay tủ lạnh; nồi chảo gần bếp; những hủ gia vị dầu ăn ở nơi chuẩn bị chế biến. Để dễ lấy, những cái dĩa thường để trên cao gần bồn rửa hay máy rửa chén, nhưng để giúp trẻ trong nhà có thể phụ bạn, hãy cân nhắc thêm .
- Chia không gian cho mọi thứ tùy theo việc sử dụng có thường xuyên hay không. Giữ một không gian dư dùng vào những dịp đặc biệt trong phòng ăn hay nơi nào khác để tránh lấy không gian của bếp. Vật dụng để ở trên hay dưới còn tùy thuộc trọng lượng của mỗi thứ.
- Chỉ để những vật dụng nhà bếp trong bếp thôi. Đừng để những vật dụng khác làm lộn xộn không gian bếp của bạn.
Kế hoạch cho tương lai
Nếu bạn đã có kế họach mua một vật dụng gì lớn, để chuẩn bị cho cái mới, trong quá trình sắp xếp hãy tổ chức lại.
Giữ 15% bếp trống để thuận tiện cho những vật dụng mới. Nếu bạn không có nhiều không gian để đặt, nên theo bước cách ”1 cái mới vào thì hãy bỏ đi 1 cái cũ”.
Đảm bảo một nơi không lộn xộn
Sau khi dọn dẹp, bạn sẽ phải đặt tất cả mọi thứ vào bếp trở lại, bạn sẽ phải làm việc theo một hệ thống mới. Hãy có lý do chính đáng để duy trì cái cũ, một sự di chuyển thuận tiện và giữ mọi thứ theo một trật tự. Nên thường xuyên đánh giá lại chức năng hệ thống nhà bếp, nếu không còn thích hợp với nhu cầu thì hãy thay đổi.
(TN)