221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
62424
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trả lời về bệnh thành tích trong giáo dục
1
Article
null
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trả lời về bệnh thành tích trong giáo dục
,
 

(VietNamNet) - Làm thế nào để xóa hiện tượng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao một cách đáng ngờ;  để việc thanh tra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không trở thành hình thức; để kỳ thi tốt nghiệp THPT có tác động thực sự đến cách dạy và học trong nhà trường... là những vấn đề mà VietNamNet đặt ra với Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng, người trực tiếp phụ trách khối giáo dục phổ thông của Bộ GD - ĐT, ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc.

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được Bộ nhận định là diễn ra bình thường, nghiêm túc, an toàn, khách quan, đúng quy chế. Dù có một vài sự cố nhỏ và phải đính chính, nhưng nhiều nhà giáo và chuyên gia giáo dục cho rằng đề thi là một thành công đáng kể của kỳ thi này. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Nói về đề thi, tôi có thể khái quát 3 yêu cầu. Thứ nhất, phải đảm bảo bí mật an toàn, đề thi cũng là một bí mật quốc gia. Năm nay cũng như nhiều năm trước, điều này luôn được đảm bảo. Thứ hai, đề nằm trong chương trình, vừa sức và phân hóa. Học sinh có học lực trung bình có cố gắng sẽ đỗ được ở mức trung bình. Phân hóa chính là học sinh thực sự giỏi thì đạt loại giỏi. Thứ ba, đề thi phải góp phần đổi mới cách dạy, cách học.  Nhìn một cách đại thể, chủ trương đổi mới ra đề thi và việc đánh giá phải là khâu quan trọng tác động tới việc học của  học sinh: thuộc, nhớ nhưng phải hiểu và biết vận dụng kiến thức đó. Đấy là sự đổi mới quan trọng, một hướng trong việc thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông.

- Tuy nhiên, thực tế của kỳ thi vừa qua mà báo chí có ghi nhận là tình trạng phao ngập tràn trong các phòng thi, cổng trường trước và sau giờ thi. Đây cũng là một dạng không nghiêm minh trong các kỳ thi, thế nhưng tại sao những hiện tượng này không thuộc diện vi phạm quy chế hay bị xử phạt gì?

- Tôi cũng cho rằng hiện tượng quay cóp trong phòng thi là có, là nhiều, nhưng là cái gì đó tràn lan tất cả thì không phải, bởi vì yêu cầu của đề thi tốt nghiệp là có thể đỗ được. Trên thực tế, học sinh trung bình chiếm 60 - 70%, có lẽ số này chỉ rơi vào học sinh yếu, nói là đa số thì cũng không hẳn.

Đây là hiện tượng đáng phê phán. Tuy nhiên, không chỉ các nhà quản lý giáo dục chịu trách nhiệm mà ở đây còn phải có trách nhiệm từ phía gia đình. Một việc nữa cần phải làm là quản lý các cửa hàng photocopy sao cho tốt. Việc này đang còn lỏng lẻo lắm. Chúng tôi phải nghĩ đến các hình thức xử lý chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn.

- Để giám sát kỳ thi đảm bảo chặt chẽ, nghiêm minh, Bộ đã tăng cường công tác thanh tra. Theo như báo cáo của Bộ, năm nay có 6 đoàn thanh tra của Bộ tới 17 tỉnh để kiểm tra. Những  đoàn thanh tra này đã làm được việc gì trong khi phải "kham" địa bàn rộng lớn như vậy?

- Câu hỏi này đã được Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng chuyển lại cho ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ THPT trả lời. Ông Châu cho biết: Đoàn thanh tra tại 61 địa phương do Bộ uỷ quyền là giáo viên của các địa phương nhưng đều được Bộ trưởng Bộ GD - ĐT ra quyết định thành lập. Các đoàn thanh tra của Bộ không thể bao quát hết, nhưng  đã nỗ lực làm hết những việc của mình. Thành phần các đoàn thanh tra uỷ quyền gồm 3 người, là người trong ngành giáo dục được bố trí chéo, tức là người địa phương này đến thanh tra ở địa phương khác

- Thưa Thứ trưởng, có một thực tế là ai cũng biết và mặc nhiên thừa nhận là khi có các đoàn thanh tra đến, các Hội đồng coi thi đều chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, có nơi còn báo cho giám thị và thí sinh biết. Ngay cả chuyện thanh tra có đến bất ngờ đi nữa thì thời gian họ ở lại cũng chỉ hơn chục phút qua mỗi phòng thi. Như vậy, không thể phát hiện và nắm bắt hết những vi phạm cũng như những sự cố của kỳ thi. Con số thí sinh vi phạm quy chế theo báo cáo ban đầu là 51 trong tổng số gần 900.00 thí sinh dự thi có vẻ phản ánh tình trạng chưa nghiêm chứ không phải do thí sinh làm bài nghiêm túc. Vậy thì, phải chăng đã đến lúc chúng ta thấy không còn tác dụng nữa thì nên đặt vấn đề thay thế thanh tra bằng hình thức khác?

- Trong bối cảnh hiện nay, điều này có thể có, nhưng theo tôi, các đoàn kiểm tra vẫn còn có tác dụng. Việc thanh tra có thể có biết trước và đối phó. Nhưng không chỉ thanh tra ở thời điểm đó, mà còn phải thanh tra tổ chức, hồ sơ,  ở tất cả các khâu. Có thể việc thanh tra ở nơi này nơi khác còn hình thức, nhưng nó vẫn có tác dụng trong lúc chưa nghĩ ra cách gì tốt hơn.

- Phải chăng vì chưa có cách gì tốt hơn nên chúng ta có một tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT khá sáng sủa so với  thực tiễn mà người trong cuộc ghi nhận được?

- Tôi muốn nói lại một chút về năm 2002. Có phương tiện thông tin đại chúng đã nói: tỉnh nào cũng đỗ từ 90 - 95%, trong đó, có tỉnh đỗ tới 100%. Tôi xin nói lại chính xác, năm 2002, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT trong toàn quốc là dưới 90%, trong đó có 4  tỉnh đỗ xung quanh con số 60%, đó là Ninh Thuận, Cà Mau, Bến Tre, Bình Dương. Có đến 12 tỉnh có tỷ lệ đỗ dưới 70%, cao nhất là tỉnh đỗ 98%.

Nhưng chúng tôi cũng thừa nhận, tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở một  số tỉnh không phản ánh, chưa phản ánh sát thực đối với thực trạng giáo dục tỉnh đó. Trong hội nghị tổng kết công tác thi năm 2002 với sự có mặt của các đồng chí ở Vụ THPT, chúng tôi  đã yêu cầu các địa phương có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp  cao trong điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và thực tiễn mà chúng tôi kiểm soát là thấp cần xem xét lại một cách nghiêm túc. Năm nay chúng tôi sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những tỉnh mà theo đánh giá của chúng tôi trong năm vừa rồi là kết quả đó chưa phản ánh sát thực tiễn.

Thực ra vấn đề thi cử của ta là câu chuyện dài nhiều tập: Biết rồi, khổ lắm nói mãi. Vấn đề là chúng ta có muốn giải quyết hay không? Nếu Bộ GD - ĐT đồng ý thì trình lên Thủ tướng và kiên quyết lập lại trật tự nền nếp trong THI CỬ. Tôi xin đề nghị như sau: 1- Tổ chức khâu coi thi là khâu quan trọng nhất. Tập trung thi theo từng cụm huyện, một tỉnh chỉ tổ chức vài hội đồng coi thi mà thôi. Nếu cần chuyển giáo viên khác tỉnh đến coi.  2- Nghiêm cấm việc chiêu đãi tiệc tùng cho giám thị coi thi. Đây cũng là một hình thức mua chuộc hối lộ. 3 - Tăng cường thanh tra các tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trên 90%. Thủ tướng CP phải có một văn bản chính thức gửi cho các tỉnh, không cho UBND tỉnh can thiệp vào chuyên môn thi cử và chấp nhận một tỷ lệ thực chất. Lan Thuy - lanthuy44@yahoo.com

Chúng ta có gần một triệu học sinh thi tốt nghiệp THPT nhưng chỉ tiêu vào ĐH, CĐ chưa đến hai trăm nghìn. Như vậy, thi ĐH, CĐ chỉ lấy trong số dự thi tốt nghiệp THPT là 15 - 20%. Như vậy, đề thi ĐH không thể đạt yêu cầu nào đó thì lấy, trong khi thi tốt nghiệp THPT, đạt được yêu cầu nào đó nghĩa là đạt Tuyển sinh ĐH là lấy từ trên trở xuống, đủ số lượng và chọn những học sinh khá, giỏi.

Nguyên nhân thứ hai của sự khác biệt là tâm lý của người đi thi. Thi tốt nghiệp là kết quả của 12 năm học và cố gắng làm bài của 6 môn thi. Nếu thi môn thứ nhất mà chưa đạt thì phải tiếp tục ở môn thứ hai, môn thứ hai chưa đạt thì tiếp tục đến môn thứ ba, môn thứ tư.  Ba môn đầu thi chưa tốt, nhưng với ba môn sau họ vẫn có thể làm tiếp. Thí sinh thi ĐH tâm lý khác hẳn. Môn đầu thất bại thì thí sinh nhận thấy mình không có khả năng, ngày thứ hai không thi. Cũng có thí sinh vì áp lực nào đó vẫn đến dự thi cho có.

Thứ ba, còn một số địa phương nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu của học sinh cần phải đạt được khi nhận tấm bằng. Tôi cũng tán thành có một số địa phương chạy theo thành tích, nhưng điều đó không phải là tất cả. Nếu chúng ta nói tất cả thì điều đó không công bằng.

- Một nhà giáo giảng dạy gần 30 năm và năm nào cũng chấm thi tốt nghiệp phổ thông tâm sự với chúng tôi rằng chị cảm thấy rất xấu hổ khi cầm bút chấm bài học sinh không theo lương tâm của một nhà giáo mà theo mệnh lệnh của cấp trên. Không có tỉnh nào lại chấm theo đáp án chính thức của Bộ GD - ĐT cả. Tất cả đều phải mở đáp án ra. Tỷ lệ trên trung bình phải báo cáo hàng ngày cho cấp trên. Môn toán tốt nghiệp  năm 2002 giáo viên phải chấm đi chấm lại bao nhiêu lần để đạt chỉ tiêu trên trung bình mà cấp trên đã ấn định. Chấm gần 3 lần mới chỉ đạt 55% nhưng không thể nhắm mắt cho điểm để đạt 80%. Khi chấm bài về, học sinh hỏi tại sao em không làm được mà vẫn trên TB vậy? Chị đã vô cùng xấu hổ và không thể giải thích được. Rõ ràng ở đây có chuyện vì thành tích nên đã biến tướng thực chất kết quả thi tốt nghiệp?

- Nếu như có địa phương đặt ra thì phải lên án, phê phán cái đó. Chất lượng phải căn cứ vào bài làm của học sinh chứ không ép giáo viên chấm được.

- Tuy nhiên, trong các tiêu chí thi đua của ngành, kết quả thi tốt nghiệp cũng là một chỉ số quan trọng. Chính vì thế, người ta buộc phải theo để có một kết quả khả quan? Tại hội nghị tổng kết công tác thi năm 2001, đã có Giám đốc Sở GD - ĐT một tỉnh miền núi than phiền: tỷ lệ đỗ mà 60 - 70% là chúng tôi "ăn đòn" trong cuộc họp UBND, HĐND ngay. Làm công tác quản lý, vậy thì Bộ GD - ĐT có động thái gì, trước hết là giúp các Giám đốc Sở  "đỡ đòn", và sau nữa là để kiểm soát sự lạm phát vì căn bệnh thành tích này?

- Kết quả thi tốt nghiệp cũng là một tiêu chí nhưng không phải tiêu chí để đánh giá chất lượng của địa phương này, của địa phương kia. Đây là một nhiệm vụ giáo dục nên cần phải đưa thành tiêu chí. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả. Thậm chí, có những địa phương có tỷ lệ cao chúng tôi còn phê phán, rằng chất lượng đó các anh phải xem xét lại. Để nâng chất lượng đó lên không phải bằng những cái mềm nhẹ, cái gì đó chiếu cố mà phải tác động vào khâu học, khâu dạy,

- Một số địa phương có tỷ lệ cao mà Bộ phê phán và đề nghị phải xem xét lại chất lượng, đến nay đã có chuyển biến gì, thưa Thứ trưởng?

- Năm vừa rồi, chúng tôi mới bắt đầu làm cái này. Năm nay, chúng tôi sẽ chỉ đạo chặt chẽ công tác chấm thi.

- Địa  phương nào nghi ngờ có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao trong khi điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và thực tiễn mà Bộ kiểm soát là thấp thì sẽ bị xử lý như thế nào?

- Bây giờ làm việc theo luật pháp và pháp luật, mình phải làm việc theo quy chế, nếu không có bằng cớ thì làm sao kỷ luật được. Đây là vấn đề xã hội không phải đơn giản.. Các bạn đưa câu hỏi không phải ai cũng trả lời được một cách rõ ràng. Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, thời kỳ đổi mới, mọi cái phải là từng bước, từng bước thôi. Ngay lập tức làm một cái như mình mong muốn là không thể được.

  • Hạ Anh (thực hiện)

Về đề nghị của bạn đọc trong diễn đàn, chúng tôi đã chuyển tới Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng. Ban đầu, ông từ chối với lý do, bận công việc do Bộ GD - ĐT hiện có một Thứ trưởng vừa mất, các  công việc văn phòng (của 4 Thứ trưởng trước đây) hiện tại 3 Thứ trưởng phải san sẻ. Tuy nhiên, ông Vọng cũng đã đồng ý sẽ gặp gỡ bạn đọc trên VietNamNet trong thời gian gần đây, cùng với sự tham gia của một số nhân vật khác.

Trong báo cáo trình Quốc hội khóa XI về kết quả thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GD - ĐT đã tổng kết năm kinh nghiệm để tránh "vết xe đổ" trong những năm tiếp theo. Trong đó, việc thông tin, tuyên truyền đặc biệt được chú trọng. Bộ sẽ thiết lập các diễn đàn tập hợp tiếng nói của những chuyên gia có uy  tín và đại diện tiêu biểu của đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy để làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,