221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
459282
Gần 60% phụ huynh có nhu cầu cho con học thêm
1
Article
null
Gần 60% phụ huynh có nhu cầu cho con học thêm
,

(VietNamNet) - Kết quả khảo sát 38 trường, từ tiểu học đến THPT, ở TP.HCM về thực trạng dạy thêm, học thêm (DTHT) cho biết: Nhu cầu của phụ huynh học sinh muốn cho con đi học học thêm ở các gia sư, các trung tâm luyện thi, học ở nhà giáo viên… là 57,9%. 

Với mong muốn đạt kết quả tốt trong kỳ thi, nhiều thí sinh lao vào... lò luyện thi? (Ảnh: Cam Lu)

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi giám định diễn ra vào sáng nay (13/7) đối với giai đoạn I của đề tài “ Những hiện tượng tiêu cực trong DTHT và đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các hiện tượng tiêu cực đó trong giáo dục phổ thông ở TP.HCM”, do Sở GD-ĐT và Viện Nghiên cứu Giáo dục phối hợp thực hiện.

 

Bà Nguyễn Thị Quy, chủ nhiệm đề tài, cho rằng nguyên nhân dẫn đến học thêm về phía học sinh là do: không theo kịp bài giảng; muốn luyện ở trung tâm những bài tập khó; đề thi luôn có những phần khó đòi hỏi học sinh phải học thêm; ganh đua vào trường chuyên, chất lượng cao, trường điểm; cha mẹ bận nhiều công việc. Về phía giáo viên, muốn học sinh củng cố kiến thức; hay do các tiêu chuẩn thi đua khen thưởng, cách thi cử kiểm tra đã tạo áp lực nhất định nơi Ban giám hiệu và giáo viên;…

 

Lý do đi học thêm: 17,4% do học yếu; 60,40% thi cuối cấp; 12,4% học trường chuyên; 17,90% học bằng bạn bè; 8,10% điểm cao…

Nội dung học thêm: học kỹ hơn nội dung đã học ở trên lớp: khoảng 45%; 10% - học trước nội dung, 9% - những điều thầy cô không giảng trên lớp; 10% - như hình thức... dò bài; 35% - làm thêm bài tập… 

Theo TS Nguyễn Kim Hồng, phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tâm lý chung của gia đình Việt Nam vẫn là muốn con vào ĐH. Vì vậy, lý do chính dẫn đến DTHT là... cánh cửa vào ĐH!

 

Ông Nguyễn Việt Bắc, phó hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm TP.HCM, lại cho rằng vấn đề cần quan tâm là học sinh học gì ở lớp học thêm. Bởi qua khảo sát của nhóm đề tài, có gần 50%  đi học thêm để học lại kỹ hơn nội dung học trên lớp; 10% học trước; 34% làm thêm bài tập… Vấn đề đặt ra là không biết trong giờ chính khoá học sinh làm gì? Hiệu quả của vấn đề chính khoá là rất đáng lo ngại bởi gần 50% được hỏi học thêm là do học lại. Hiện nhiều môn ở giờ chính khoá rất chán... Vì vậy, theo ông Bắc, cần nâng cao hiệu quả của các giờ chính khoá.

 

Phương thức quản lý lao động của người giáo viên, theo ông Bắc, chủ yếu là tiến độ và các chặng thi cử. DTHT là góc nhìn đối diện trong giảng dạy chính khoá. Nếu trong giờ chính khoá chương trình quá tải thì phải sửa. Thế nhưng qua kiểm tra thí điểm, thấy chương trình hợp với đứa trẻ thì "vì sao gánh nặng lại là đi học" và một nửa lại... đi học lại?

 

ThS Huỳnh Công Minh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị: "Giải pháp tình thế hiện nay là không cho giáo viên dạy thêm đối với học sinh chính khóa của mình ở nhà. Tuy vậy, DTHT không đơn thuần là một hiện tượng tiêu cực mà là một sự tiêu cực chen lẫn với tích cực trong một hoạt động vốn chứa nhiều giá trị tinh thần và tâm lý xã hội, đòi hỏi các biện pháp khắc phục phải hết sức căn cơ đồng bộ, không thể dùng một số biện pháp hành chính đơn thuần, cục bộ, chủ quan mà giải quyết triệt đề được".  

  • Cam Lu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,