221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
459802
Liên tu bất tận, chuyện... dạy thêm, học thêm
1
Article
null
Liên tu bất tận, chuyện... dạy thêm, học thêm
,

(VietNamNet) – Việc dạy thêm, học thêm (DTHT) ở TP.HCM vẫn rất phổ biến, tập trung nhiều ở bậc THCS và THPT. Thậm chí, cả học sinh không phải lớp cuối khoá cũng đi học thêm…

Mỗi HS: 100.000-500.000đ/tháng

ThS Huỳnh Công Minh,  phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM: Chúng ta phải ra sức chấn chỉnh những lệch lạc tiêu cực trong DTHT, nhưng phải nhìn nhận vấn đề đúng mức để có những giải pháp phù hợp hiệu quả, căn cơ đến nơi đến chốn. Thực ra không phải chỉ có ở Việt Nam mới có vấn đề này vì nhìn ra khu vực, nhìn đến các nước phát triển đều có hiện tượng DTHT, nhất là khi nhân loại đang đi vào nền kinh tế tri thức, gia đình ít con, kinh tế phát triển và nhu cầu đòi hỏi của xã hội về trình độ của con người mỗi lúc một cao hơn.  

Theo bà Nguyễn Thị Quy, viện phó Viện Nghiên cứu Giáo dục, kết quả khảo sát 205 giáo viên và cán bộ quản lý ở TP.HCM, học sinh không phải lớp cuối khoá cũng đi học thêm khá nhiều tiết. Những môn học được học sinh đầu tư thời gian học thêm là Văn - tiếng Việt, Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hoá, Sinh. Phần đông học sinh bỏ ra từ 6-10 giờ trong một tuần để đi học thêm. 82,4% ý kiến giáo viên cho rằng học sinh không phải lớp cuối khoá cũng đi học thêm.  

Kết quả điều tra cho thấy: Kinh tế của phụ huynh học sinh, gia đình khá giả và đủ sống, có mức sống ổn định chiếm tỷ lệ cao (80,8%); số gia đình có cuộc sống khó khăn chiếm tỷ lệ 15,7% và rất khó khăn chiếm tỷ lệ 2,9%. Trong đó, số phụ huynh có con em đang theo học lớp 9 chiếm tỷ lệ cao nhất: 25,6%; lớp 12: 21,6%; lớp 11: 13,6%, lớp 6: 10,9%, lớp 5 (10.5%),…

 

Về các khoản chi cho việc học thêm của con cái, chi phí trung bình dao động giữa khoảng 100.000-500.000đ/tháng. Mức 500.000-3.000.000đ/tháng chiếm tỷ lệ 10%.

 

Ba nguyên nhân chính

 

Theo bà Quy, có ba nguyên nhân chính dẫn đến DTHT: Do nhu cầu nâng cao kiến thức của học sinh: 72,3%. Do ý muốn của phụ huynh: 57,9%. Do chương trình quá tải: 32,2%.

 

Dù học thêm là nhu cầu chính đáng của học sinh nhưng do việc học thêm, học sinh không còn thời gian để tự học (75,7%), ảnh hưởng đến tinh thần của các em (49,3%). Đây là mối lo chung không những của gia đình, nhà trường mà của cả xã hội.

 

Qua ý kiến của giáo viên, việc DTHT vừa tích cực, vừa tiêu cực: 32,7% ý kiến cho là “tích cực, cần khuyến khích”, nhưng cũng có 25,9% ý kiến cho là “dẫn đến tiêu cực ở một số giáo viên” và 25,5% cho rằng “ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tinh thần học sinh”.  

44,2%: học thêm những gì... đã học!

Qua khảo sát 2384 học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 tại 14 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, có 85,9% học sinh có đi học thêm ít nhất một môn và 14,1% học sinh không đi học thêm. Trong số các môn học mà học sinh học thêm, Toán là môn dẫn đầu (83,4%), kế đến là Ngoại ngữ 55,6%; Vật lý 54,5%... 

Học sinh đi học gì ở lớp học thêm?

Nhận định về những “lợi ích” mà học thêm đem lại, đa số các em cho biết học thêm có ý nghĩa tích cực: 88% nhìn nhận học thêm giúp cho hiểu thêm bài;  5% phản bác rằng học thêm không cần thiết; 4,8% cho rằng học thêm mang lại điểm số tốt hơn; 1,3% cho rằng việc học thêm giúp... cha mẹ yên tâm hơn và 0,8% thậm chí có cảm nhận rằng đã học thêm thì... không cần thiết phải học ở nhà nữa.

 

Về nội dung học thêm, 44,2% cho rằng học thêm thực chất là học kỹ hơn các nội dung đã học trên lớp; 34,7% cho rằng học thêm là... đi làm bài tập; 10,2% cho rằng học thêm là học những điều thầy cô chưa dạy trên lớp…

 

Các hình thức học thêm của học sinh phổ thông được diễn ra theo thứ tự: học thêm ở trường 45,3%, học thêm ở nhà giáo viên dạy trên lớp 30,4%, học thêm ở các trung tâm 30,2%, mời gia sư 13,7%. Việc mời gia sử chỉ có thể thực hiện đối với các gia đình giàu có, khá giả, tỷ lệ học sinh học thêm dưới hình thức mời gia sư chiếm 13,7%, tương đương với tỷ lệ gia đình giàu có, khá giả (13,0%). 

 

Giải pháp nào?

 

Đa số phụ huynh học sinh đều cho con đi học thêm. Tỷ lệ 86,4% số phụ huynh xác nhận có cho con em đi học thêm là một tỷ lệ áp đảo, chỉ có 13% số phụ huynh không cho con em học thêm. Như thế, DTHT là một hiện tượng phổ biến, cuốn hút các gia đình có con em học tập ở phổ thông vào vòng xoáy của hiện tượng này.  

 

Bà Quy cho rằng thực trạng về DTHT đã phản ánh chính xác mối quan tâm của xã hội như một vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục mà hiện nay chưa có phương thức nào cải thiện được. DTHT chỉ có thể được hạn chế và không mang tính tiêu cực nếu: Khối lượng kiến thức trên lớp phân bổ hợp lý để học sinh có thể thu nhận một cách thoải mái; cách ra đề thi không mang tính đánh đố và luôn có những phần khó mà chỉ học trên lớp không thể làm được; chỉ tiêu thi đua cụ thể nhưng không tạo áp lực cho giáo viên, dẫn đến những gợi ý, khuyến khích học sinh đi học thêm; tăng thu nhập cho giáo viên một cách hợp  lý 

 

Các biện pháp do giáo viên đưa ra: Ưu tiên trước hết vẫn là giảm tải chương trình (47,8%); cải tiến thi cử (46,3%) và cải tiến phương pháp đánh giá kiểm tra (45,3%). Tăng thu nhập cho giáo viên so với hiện tại cũng là một trong những biện pháp cần thiết để giáo viên có thể yên tâm đầu tư cho chất lượng bài giảng trên lớp (46,8%)…

 

Theo ý kiến phụ huynh học sinh, những biện pháp để giảm DTHT là: Khuyến khích học sinh tự học - 54,4%; giảm tải chương trình: 49.9%, cải tiến thi cử và kiểm tra: 32,3%, học 2 buổi/ngày: 22,6%; tăng lương cho giáo viên: 21,1%, kiểm tra việc dạy đủ chương trình của giáo viên ở trường: 20%. 

  • Bài, ảnh: Cam Lu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,