221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
492710
Bộ GD-ĐT không thay đổi đáp án môn Sử
1
Article
null
Bộ GD-ĐT không thay đổi đáp án môn Sử
,

(VietNamNet) - Phỏng vấn cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) Nguyễn An Ninh, ngay sau buổi làm việc của ông với ĐH Sư phạm TP.HCM sáng 26/7 về những kiến nghị điều chỉnh đáp án môn Sử.  

Hiện giờ, mọi người đang quan tâm đến vấn đề chấm thi, nhất là việc ĐH Sư phạm TP.HCM đã có kiến nghị điều chỉnh đáp án môn Sử. Ông có thể nói rõ hơn về việc này?

Ông Nguyễn An Ninh: Đáp án không thêm bớt chữ nào. Hội đồng không được phép chấm lại, cứ vận dụng đúng đáp án để chấm!

- Ông Nguyễn An Ninh: Ngay sau khi ra đề thi, Bộ GD-ĐT đã đưa đáp án chính thức lên mạng. Việc đó có mặt tích cực nhằm giúp thí sinh và gia đình đối chiếu. Tuy nhiên, cũng có mặt trái của nó bởi phụ thuộc vào số người làm đáp án, làm đề mà số này rất ít và hạn chế (mỗi môn chỉ được mấy người).

Ở môn Lịch sử chẳng hạn, nếu để các trường tham gia ý kiến thì có thể nói hàng trăm cán bộ giỏi giang môn này sẽ có ý kiến. Đề ra theo kiểu tư luận ngắn gọn xúc tích và số người ngồi nghĩ ra đề này có thể làm được trong thời gian cách ly. Thế nhưng đáp án lại là cả vấn đề, sao cho thể hiện tư tưởng của đề thi và quan điểm của các thước đo – đo đối tượng nào (học sinh THPT, sinh viên ĐH,...). Do đó, phương pháp thi theo tư luận, đáp án là cái khó xác định. Đề thi ngắn gọn, xúc  tích nhưng đáp án xác định cho nhiều đối tượng khác nhau (gọi là khó xác định). Nó khác với Toán, vì khoa học xã hội-nhân văn có một chuẩn mực nhất định và điều đó là thực tế. 

Nhóm giáo viên Sử của ĐH Sư phạm TP.HCM tranh luận ra ngoài vấn đề mà quên mất không xem đối tượng làm bài thi này là ai. Đó là những học sinh mới tốt nghiệp THPT, bám vào sách giáo khoa (SGK) nên không thể đòi hỏi quá xa vời, không phải cứ bắt thí sinh phải làm đâu đâu. Có ý kiến cho rằng nếu chỉ dừng trong SGK thì chưa phải là đầy đủ, chưa khớp với đề thi và thậm chí cho rằng đề ra một đằng, đáp án một nẻo.

 

Không phải như vậy, chúng tôi vẫn yêu cầu sát SGK. Vấn đề là phải quan niệm cho đúng mức độ làm bài của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, đừng quá đề cao ở góc độ này kia. Tuy nhiên, trong hướng dẫn đáp án đã nói: Nếu thí sinh nào làm không hẳn theo đáp án mà làm trình độ phân tích cao hơn vẫn cho điểm tối đa, thậm chí thưởng điểm thì cứ việc chấm như vậy. Những thí sinh như vậy, cả Hội đồng thi chỉ có một-hai bài.

 

ĐH Sư phạm TP.HCM xác nhận: Các em làm bài bám sát SGK là số đông; đáp án dành cho số đông chứ không đòi hỏi cao xa. Thí sinh không nhất thiết bám sát SGK, song nếu thí sinh có trình độ phân tích tốt thì không thể bỏ qua, các thầy cô khi chấm bài có trách nhiệm cho thí sinh điểm cao. Như vậy, ĐH Sư phạm TP.HCM có hướng quay trở lại chấm theo đúng đáp án.

 

thông tin cho rằng phải chấm lại môn Sử, thực hư như thế nào?

- Điều này không có. Chấm lại hay không, phải là do tôi đề xuất, Bộ trưởng GD-ĐT quyết định. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có phản ánh gì. Trong buổi làm việc sáng nay, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TP.HCM xác nhận chưa bao giờ có ý nghĩ chấm lại. Bài toán chấm thi đã có chuẩn mực, thông qua đáp án, hướng dẫn  nhưng đồng thời phải có trách nhiệm khẳng định của cả Hội đồng chấm, không thể máy móc được. Việc chấm thi đòi hỏi năng lực của người thầy đánh giá bài thi như thế nào cho đúng với yêu cầu được thể hiện trong đáp án. Nếu không hiểu đáp án, xa dần thực tế sẽ không chấp nhận và đáp ứng. Sau điều chỉnh này, trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ làm được, không có vấn đề gì. 

Ngoài ĐH Sư phạm TP.HCM có thắc mắc về môn Sử, còn có trường hợp nào nữa không, thưa ông?

 

- Có khoảng ba-năm nơi hỏi cho chắc ăn rằng nếu Hội đồng chấm theo hướng của họ thì như thế nào. Thực ra, đề chỉ có một hướng  là cụ thể hoá nó ra và hiểu đúng đáp án để chấm, đáp án không bao giờ đầy đủ như bài của thí sinh và nếu có đầy đủ thì cũng không bao giờ đáp ứng hết, bởi mỗi thí sinh làm bài khác nhau nên đòi hỏi người chấm phải khẳng định được. Trên toàn quốc đã làm được điều đó, không có đơn vị nào phân vân, chỉ có ĐH Sư phạm TP.HCM chấm thì cứ chấm nhưng vẫn đòi Bộ GD-ĐT trả lời.

 

Vậy trả lời cụ thể của Bộ GD-ĐT về việc này là gì?

 

- Bộ GD-ĐT trả lời: Không có thay đổi gì cả! Trước hết, đáp án không thêm bớt chữ nào. Thứ hai, Hội đồng đó không được phép chấm lại mà cứ vận dụng đúng đáp án để chấm.

 

Theo ĐH Sư phạm TP.HCM, do đề thi ra như vậy nên thí sinh phải trình bày cái gì đó “cao siêu”  hơn đáp án, trong khi một trong những yêu cầu của đề thi là bám sát SGK, không được vượt quá. Vì vậy, đáp án chỉ dừng lại ở SGK. 

 

Xin cảm ơn ông! 

  • Bài, ảnh: Cam Lu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,