221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
512052
Chất lượng giáo dục TP.HCM đang ở mức nào?
1
Article
null
Chất lượng giáo dục TP.HCM đang ở mức nào?
,

(VietNamNet)Chất lượng giáo dục ra sao? Đội ngũ giáo viên như thế nào?... Các đại biểu Ban Văn hoá-Xã hội, HĐND TP.HCM đã chất vấn Sở GD-ĐT chiều 14/9. Rất tiếc là nhiều câu hỏi quan trọng về những vấn đề quan trọng và căn bản, nhạy cảm của ngành giáo dục Thành phố đã không được trả lời, ngoài những kể lể thành tích và... phân bua trật chìa của Sở!

 

Khoảng 20% trường mầm non không có giấy phép

 

Ông Trương Song Đức: Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên và... phụ huynh học sinh.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, giáo dục mầm non thực hiện các chuyên đề theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, đã đạt nhiều kết quả trong công tác nuôi dạy trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhanh (khoảng 75-80% trẻ hết suy dinh dưỡng so với đầu năm học); giữ tỷ lệ béo phì không tăng so với đầu năm học; toàn Thành phố hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao ở mầm non là 1% và ở nhà trẻ là 3%.

 

Nhìn chung, giáo dục mầm non đã thực hiện tốt việc nuôi dạy và tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh để cho trẻ phát triển tốt nhất về tâm lý, thể lực, nhân cách, làm cho trẻ khoẻ mạnh, thông minh, tự tin, năng động, chuẩn bị mọi điều kiện để trẻ sáu tuổi bước vào trường tiểu học.

 

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là nâng cao chất lượng nuôi dạy của nhóm trẻ gia đình và các trường mầm non dân lập, tư thục. Có đại biểu HĐND cho rằng hiện nay, khoảng 20% trường mầm non hoạt động không có giấy phép, đề nghị cần xem xét. 

 

Theo bà Lương Thị Thuận, chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em TP.HCM, việc tổ chức bữa ăn cho mẫu giáo đã quan tâm đến chất lượng nên tình hình suy dinh dưỡng ở độ tuổi này giảm, đặc biệt ở các trẻ từ một đến năm tuổi giảm rất nhanh. Tuy vậy, tình hình suy dinh dưỡng trong thanh, thiếu niên lại đáng báo động.  

 

70-80% học sinh THCN tốt nghiệp có việc làm?

 

Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Song Đức cho rằng các trường THCN TP.HCM đã có nhiều cố gắng vươn lên để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Mặc dù còn nhiều khó khăn về các điều kiện phục vụ cho đào tạo, đặc biệt là chất lượng đầu vào còn yếu kém và không ổn định, nhưng nhìn chung chất lượng đào tạo trong các trường đã được duy trì và phát triển, chất lượng giáo dục và kết quả rèn luyện khá tốt. Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh ở các trường THCN khá cao (trên dưới 90%).

 

Tuy nhiên, theo ông Võ Văn Sen – trưởng Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cần phải tìm cho ra “mâu thuẫn” nào là lớn nhất trong cơ cấu giáo dục chuyên nghiệp. Theo báo cáo, hầu hết tốt nghiệp có việc làm nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp than phiền kỹ năng làm việc của học sinh học nghề.

 

Theo số liệu khảo sát và đánh giá tổng kết qua các năm học của các trường THCN thuộc Thành phố, số học sinh tốt nghiệp có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ 70%-80%, một số tiếp tục học lên bậc cao hơn, một số khác chuyển đổi nghề nghiệp để tìm được nơi có thu nhập cao hơn. Ở một số trường, hầu hết học sinh tốt nghiệp đều tìm được việc làm, trong đó số đạt kết quả tốt đã được các doanh nghiệp đánh giá cao và đề nghị tiếp nhận ngay trong quá trình thực tập tại các đơn vị. 

 

Khi Sở GD-ĐT "đánh giá" và phân bua...

 

Ông Lê Hiếu Đằng, phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, đã “phê bình” Sở GD-ĐT TP.HCM không thẳng thắn nói đến những khó khăn, báo cáo thành tích nhiều hơn trong khi xã hội lo lắng về tình hình giáo dục. Phải chăng chúng ta rơi vào bệnh hình thức? Trong giáo dục, không thể không có khó khăn thiếu sót, nên phải nhìn thẳng vấn đề để phân tích, đánh giá.

 

Ông Huỳnh Kim Sen: Điều kiện đảm bảo cho chất lượng giáo dục TP.HCM trong năm năm nữa là gì?

Ông Võ Văn Sen đã chất vấn Sở GD-ĐT: Năm tới, Sở đã có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục? Đâu là quan điểm của Thành phố về chất lượng giáo dục? Mặt bằng giáo dục ở Thành phố đang ở đâu và biện pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục?...

 

Bà Phạm Phương Thảo, chủ tịch HĐND TP.HCM, cho rằng giáo dục phổ thông TP.HCM "nói chung không đến nỗi nào" song không nên chủ quan, phải cẩn thận trong vấn đề này. Điều quan tâm hiện nay là phương pháp học tập có “nhồi nhét”  học sinh không? Trong chỉ đạo, có chạy theo bệnh thành tích hay không? Chất lượng giáo viên mấy năm trước có 5% không đạt thì giờ giải quyết ra sao?... 

 

Ông Trương Song Đức phân bua: Đợt thi ĐH vừa qua, TP.HCM đứng thứ 10 về số học sinh đậu ĐH. "Nếu so sánh với một số tỉnh phía Bắc thì học sinh Thành phố không bằng nhưng so với phía Nam thì không kém ai." - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nói - "Nếu đánh giá đúng, phải để Bộ GD-ĐT đánh giá"! Theo ông, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên và phụ huynh học sinh. Muốn làm giáo dục tốt, phải có chất lượng tốt (?).  

 

Tăng học phí các trường bán công?

 

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, TP.HCM có khoảng 250 trường ngoài công lập (bán công, dân lập, tư thục). Hiện đã có nhiều trường đảm bảo chất lượng đào tạo bằng và vượt một số trường công lập, từ đó tuyển sinh đầu cấp trong năm học 2004-005 của những trường này rất cao. Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với hệ thống các trường ngoài công lập là mức thu học phí bán công. Với mức thu hiện nay, nhà trường không cân đối được thu chi. Một trong những khó khăn và kiến nghị của Sở GD-ĐT với HĐND TP.HCM là xem xét cho phép điều chỉnh mức học phí của các trường bán công.

 

Năm học 2004-2005, học phí của các trường công lập vẫn giữ nguyên như những năm học trước đây. Riêng học phí bán công, Sở GD-ĐT kiến nghị tăng từ 20.000-30.000đ/HS/tháng. Cụ thể, ở các trường tiểu học bán công khu vực nội thành thu 70.000đ/HS/tháng (ngoại thành: 60.000đ/HS/tháng). Trường THCS khu vực nội thành: 100.000đ/HS/tháng, ngoại thành: 80.000đ/HS/tháng. Trường THPT: nội thành 120.000đ/HS/tháng, ngoại thành 100.000đ/HS/tháng. Riêng học phí mầm non bán công vẫn giữ mức đóng như cũ.

 

Tuy nhiên, theo ông Lê  Hiếu Đằng, việc đề nghị tăng học phí bán công sẽ đẩy khó khăn về phía nhân dân. Ông cũng nêu mấy câu hỏi: Chênh lệch tiền học sinh công lập và bán công trong trường công là bao nhiêu? Việc nhận bán công trong trường công có gây ảnh hưởng gì đến chất lượng đào tạo?  

 

Bà Lương Thị Thuận cũng cho rằng cần cố gắng sao cho trường công ra trường công, trường tư ra trường tư!

 

  • Bài, ảnh: Cam Lu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,