221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
532192
Pháp công nhận văn bằng của Việt Nam
1
Article
null
Pháp công nhận văn bằng của Việt Nam
,

(VietNamNet) - Trao đổi với bà Nguyễn Thanh Huyền, Vụ phó Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ GD - ĐT về những nội dung hợp tác Pháp Việt sau chuyến thăm của tổng thống Pháp J.Chirac.

Soạn: AM 169735 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bà Nguyễn Thanh Huyền

Bà Huyền cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của tổng thống Pháp J.Chirac, hai bên đã ký kết "thỏa thuận hành chính về việc công nhận các quá trình đào tạo và văn bằng nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học chuyển tiếp ở bậc ĐH tại nước đối tác""thỏa thuận khung về việc thành lập trung tâm ĐH Pháp tại Việt Nam".

- Thưa bà, cụ thể của việc công nhận các quá trình đào tạo và văn bằng này là gì?

- Thỏa thuận này liên quan đến các cơ sở đào tạo ĐH công lập, các trường ĐH có thẩm quyền cấp bằng kỹ sư của Pháp và các trường ĐH công lập của Việt Nam; nhưng không liên quan đến việc cấp một văn bằng tại nước tiếp nhận và những ảnh hưởng dân sự đi kèm, cũng không đưa ra quyền cấp văn bằng tương đương.  Mục đích của thỏa thuận là xác định những trường hợp có thể miễn văn bằng hoặc miễn thời gian học tập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên (SV) khi học chuyển tiếp.

Ý nghĩa thực tế của thỏa thuận là tránh cho SV đỡ phải học lại chương trình đã học.

- Vậy sinh viên Việt Nam sẽ được hưởng những thuận lợi nào từ thỏa thuận này?

"Tôi đã thuyết phục ĐH Pháp thực dụng hơn..."

(VietNamNet) - Trong một giờ đồng hồ, tổng thống Pháp J.Chirac đã trao đổi cởi mở với học sinh, sinh viên (HSSV) Việt Nam về chủ đề đa dạng văn hóa và cơ hội học tập tại Pháp. Buổi gặp gỡ diễn ra từ 9h30 đến 10h30' sáng nay tại trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội.

- Tôi chỉ lấy một số ví dụ thôi nhé. Chẳng hạn như thỏa thuận có quy định phương thức tiếp nhận vào hệ thống đào tạo ở mỗi nước: Một học sinh (HS) Việt Nam ghi danh  lần đầu vào năm thứ nhất ĐH dẫn đến bằng ĐH quốc gia có thể làm trước một đơn xin nhập học nếu HS đó thỏa mãn điều kiện tiếp nhận vào trường ĐH ở Việt Nam. Hoặc một SV Việt Nam đã hoàn thành năm thứ nhất ĐH ở Việt Nam cũng có thể được xét hồ sơ ghi danh ĐH vào năm thứ hai của Pháp. Hay SV Việt Nam học 2 năm đầu ở Việt Nam có thể ghi danh vào ĐH của Pháp năm thứ ba.

Phía Pháp coi bằng tốt nghiệp ĐH loại khá, giỏi ở Việt Nam tương đương 60 tín chỉ châu Âu đầu tiên sau bằng licence (bằng tốt nghiệp THPT+3 năm). Một SV Việt Nam tốt nghiệp ĐH loại khá trở lên có thể được ghi danh vào học bằng cao học chuyên ngành hoặc chuyên sâu theo đúng ngành học của mình, trong cùng các điều kiện đặt ra đối với một SV Pháp; hoặc vào năm thứ hai thạc sỹ.

Với chương trình đào tạo tiến sĩ, phía Pháp coi bằng thạc sỹ Việt Nam tương đương 300 tín chỉ châu Âu. Một SV Việt Nam có bằng thạc sỹ Việt Nam có thể được ghi danh vào chương trình tiến sĩ theo đúng ngành học. Tùy theo chương trình đào tạo trước đó và những đặc thù của chương trình tiến sỹ hay chủ đề luận án dự kiến, song song với công trình nghiên cứu luận án, SV có thể bắt buộc phải theo học một số kiến thức đào tạo bổ sung theo quyết định của giảng viên hướng dẫn luận án hay Hiệu trưởng trường đào tạo tiến sỹ.

Tất nhiên những trường hợp này còn phải qua xét duyệt hồ sơ và khả năng về ngoại ngữ.

- Hiện các trường ĐH ở châu Âu thống nhất một lộ trình từ nay đến 2010 để cải tiến giáo dục toàn châu này tới một nền giáo dục chung nhất, trong đó có việc thừa nhận bằng cấp của nhau. Việc này được báo chí phương Tây nhìn nhận là "cuộc cách mạng làm xáo trộn châu Âu". Theo bà thì Việt Nam phải làm gì để hòa nhập vào xu thế này?

- Sáng kiến này được các nước Đức, Anh, Pháp, Ý đưa ra từ hội nghị năm 1998 tại Sorbon. Cơ sở của nó là dựa vào ý tưởng chung của các nước ở châu Âu: làm sao trong một thời gian nào đó, các nước trong khu vực có thể tạo được "không gian chung trong giáo dục đào tạo". Ý nghĩa của sáng kiến này nhằm tạo điều kiện cho SV các nước chuyển sang nước khác học tập thuận lợi hơn trong khung đào tạo chung về chương trình. Mô hình đào tạo của các nước này là LMD (licence - master - doctorat - cử nhân - thạc sỹ - tiến sĩ) theo công thức +3, +5 và +8.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp vừa qua, hai Chính phủ đã có thỏa thuận khung về việc thành lập các trung tâm ĐH Pháp tại Việt Nam. Theo thỏa thuận này, các chương trình đào tạo của các trung tâm sẽ dựa trên mô hình LMD nói trên.

- Bà có thể giới thiệu về hình thức đào tạo và cơ hội học tập tại hai trung tâm ĐH Pháp đó?

Chương trình đào tạo bao gồm các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, khoa học sự sống và công nghệ sinh học; khoa học kinh tế và quản lý; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học quản lý. Riêng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, hai bên sẽ còn thảo luận để xác định các chương trình đào tạo cụ thể. Mỗi lĩnh vực đào tạo sẽ do một nhóm các trường ĐH Pháp phụ trách. Chương trình đào tạo có thể thực hiện dưới hai hình thức: các chương trình đào tạo của Pháp được giảng dạy ở Việt Nam, bằng cấp sẽ là bằng của Pháp. Hoặc là chương trình đào tạo kết hợp, bằng cấp sẽ là bằng kép Pháp - Việt.

- Hiện nay theo thống kê của Đại sứ quán Pháp thì số SV Việt Nam du học ở Pháp đứng thứ 3 trong số sinh viên nước ngoài ở đây. Bà có biết quá trình học tập của số sinh viên này, và sau khi tốt nghiệp thì con đường tiếp theo của họ là như thế nào?

-Ngoài một số SV theo học ở Pháp theo diện học bổng, hoặc được phía trường ĐH của Pháp trực tiếp phỏng vấn và tuyển chọn, còn một lượng lớn theo học với hình thức du học tự túc, cho nên chất lượng cũng rất đa dạng. Tôi chỉ nêu một chi tiết thế này: Trong một bài viết của tạp chí Capital năm 2002 có nêu: tỷ lệ sinh viên Pháp trượt 2 năm đầu giai đoạn đại cương là 77%.

- Xin cảm ơn bà.

  • Hạ Anh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,