221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
534578
"Chuyện khác người" ở trường ngoài công lập
1
Article
null
'Chuyện khác người' ở trường ngoài công lập
,

(VietNamNet) - Những chuyện như dưới đây đã xảy ra tại các trường ngoài công lập. Để  cò thể xây dựng  thương hiệu cho mình, các trường ĐH ngoài công lập chắc hẳn còn nhiều điều cần làm.

Soạn: AM 174507 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Giờ học của sinh viên trường ĐHDL Quản lý và Kinh doanh Hà Nội

Trường không có hiệu phó, trường có 10 hiệu phó

Trường ĐH dân lập Hải Phòng, thành lập năm 1997: thay vì Hiệu phó thì chỉ có 4 trợ lý giúp việc cho Hiệu trưởng. Đó là trợ lý đào tạo, trợ lý xây dựng, trợ lý y tế, trợ lý thanh tra. Trong đó, hai trợ lý là vợ và thông gia của Hiệu trưởng.  Còn trường ĐH dân lập quản lý kinh doanh Hà Nội, thành lập năm có tới 10 hiệu phó. Hiệu phó của trường hầu hết là quan chức cao cấp của các Bộ, ngành đã nghỉ hưu. Các Hiệu phó kiêm luôn Chủ nhiệm Khoa hoặc trưởng phòng.

 Chống du di điểm: nơi tốt, nơi chưa

Theo bà Vũ Kim Nhung, hiệu phó trường ĐHDL Thăng Long, những năm đầu tiên, trường chỉ có 25% SV tốt nghiệp, bằng tỉ lệ tốt nghiệp ở Tây Âu. Với học chế tín chỉ, SV chủ động sắp xếp kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân trong khuôn khổ chương trình của từng ngành. SV ở mọi ngành đều phải học hai ngoại ngữ: Tiếng Anh + tiếng Pháp hoặc tiếng Anh + tiếng Nhật. Thi học kỳ rọc phách giống thi tuyển sinh.

"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?

(VietNamNet) - 6 năm nữa, sẽ có 40% sinh viên ĐH ngoài công lập (NCL). Lãnh đạo nhiều trường cho rằng, "thương hiệu" trường NCL thì phải xây dựng hàng trăm năm.

Để "cải thiện" chất lượng đầu vào của sinh viên, chủ trương của trường ĐHDL Hải Phòng là "khép chặt". Bộ GD - ĐT quy định sinh viên phải đạt số giờ lên lớp 80% mới đủ điều kiện dự thi. Trường quy định 90%. Để thực hiện biện pháp này, ngoài việc điểm danh, trong giờ học, trường còn đóng cổng trường.

Còn hiện tượng 3, 4 điểm vẫn cho lên lớp là chuyện mới xảy ra tại trường ĐHDL Kỹ nghệ TP.HCM. Số SV có kết quả học tập trung bình từ 4 đến dưới 5 được xếp vào diện "tạm lên lớp". Cá biệt, những SV có điểm trung bình chung học tập từ 2,99 xuống đến 0,01 vẫn tiếp tục đi học. Theo quy chế, SV chỉ được lên lớp khi có điểm trung bình chung của năm học đó từ 5 điểm trở lên, đồng thời số đơn vị học trình của các học phần còn nợ bị điểm dưới 5 không quá 25% học trình năm đó.

Ngưng đào tạo ngành học

"Điểm danh" các ngành đào tạo, có thể thấy: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện - Điện tử, Kế toán - Kiểm toán, Tài chính - Tín dụng, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Tiếng Anh,v.v... là những ngành xuất hiện hầu hết ở các trường. Các trường dạy chủ yếu các môn không đòi hỏi thiết bị nhiều và xã hội đang cần như tin học, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh. Đôi khi, chính vì sự "na ná" này, trường không tuyển đủ chỉ tiêu, dẫn đến ngưng đào tạo sau thời gian ngắn.

Trong khi đó, những ngành như Kiến trúc (ĐHDL Đông Đô), Mỹ thuật công nghiệp, Thể dục thể thao (Bóng đá, Bóng chuyền, Võ thuật và Thể hình) của trường ĐHDL Hồng Bàng, do ưu thế "hiếm có, khó tìm" nên không phải vất vả khi tuyển sinh.  "Đón đầu" nhu cầu này, một trường ở Hà Nội đang nằm trong danh sách chờ Chính phủ xem xét quyết định thành lập thời gian tới là ĐHDL Mỹ thuật Công nghiệp - Kiến trúc dự kiến sẽ "trình làng" các ngành năng khiếu, tổ chức theo mô hình nhiều cấp, từ THCN tới ĐH.

Tuyển sinh trường này, chuyển sang trường khác

Năm 2003, trường ĐH dân lập Hùng Vương đã gọi dư khoảng 200 thí sinh trúng tuyển so với chỉ tiêu để tránh tình trạng gọi TS nhập học những năm trước bị thiếu. Nhưng bất ngờ, thí sinh đến khá đông. Để giải quyết tình trạng này, trường đưa ra ba con đường để chọn. Thứ nhất, TS sẽ chọn một ngành khác ở... ĐH dân lập Văn Hiến; thứ hai là ở ĐH dân lập Hồng Bàng. Còn thứ ba, nếu TS “kiên quyết” trúng tuyển trường nào học trường đó thì phải chờ để giải quyết sau.

Năm nay, sau 3 lần xét tuyển, hiện mới chỉ có gần 300 thí sinh đến làm thủ tục nhập học tại  trường, chưa bằng 30% so với tổng chỉ tiêu được phép tuyển là 1.000. Trước tình cảnh này, nhiều khả năng trường buộc phải ngưng mở lớp đối với một số ngành có quá ít SV. Đây cũng là trường hợp đã xảy ra với trường ĐHDL Văn Hiến.

 Hiệu trưởng không ăn lương

Làm hiệu trưởng trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học THP.HCM (1994) gần 10 năm, có chân trong Hội đồng quản trị với chức danh Phó Chủ tịch, GS Huỳnh Thế Cuộc không hưởng lương. Phần lương này được giao cho cán bộ làm ở phòng công tác chính trị và tổ chức sinh viên giữ để thăm nom sinh viên, giảng viên lúc ốm đau. Trường ĐHDL  Ngoại ngữ - Tin học còn thực hiện công khai tài chính khoảng 5, 6 năm nay. Hàng năm, đều mời kiểm toán Nhà nước nước đến kiểm toán, kết luận và công khai tài chính, chỗ nào làm đúng, chỗ nào chưa đúng.

Bài 3: Gặp gỡ Hiệu trưởng không ăn lương

Bài 1: "Nhảy dù" vào giảng đường dân lập

"Profile" cơ sở vật chất các trường ĐH ngoài công lập

Soạn: AM 174503 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Khu thể thao của trường ĐHDL Hải Phòng

ĐHDL Hải Phòng: Khu giảng đường có 3 nhà 3 tầng, 1 tòa nhà 6 tầng, 1 khu thí nghiệm 3 tầng với trên 100 phòng. Khu hiệu bộ 3 tầng. Khu liên hợp thể dục thể thao - khách sạn sinh viên gồm: sân vận động, bể bơi, nhà tập đa chức năng, nhà ăn sinh viên, ký túc xá sinh viên.

ĐHDL Hồng Bàng: dự án đô thị ĐH Hồng Bàng với 19 tầng, tổng kinh phí 25 triệu USD đang chờ cấp phép xây dựng. 4 cơ sở đào tạo THCN và các ngành khác.

ĐHDL Lương Thế Vinh (Nam Định): Tổng diện tích đất xây dựng 70.000m2, UBND TP đã cấp sổ đỏ. Tổng diện tích nhà thuộc sở hữu của trường: 2.287 m2;

ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM: 82 phòng học với hơn 10.000m2.

ĐHDL Phương Đông (Hà Nội): Ba cơ sở 9 tầng (3.00m2), 6 tầng (7.000m2) và 7 tầng (7.000m2); ký túc xá gần 500 chỗ.

ĐHDL Kỹ nghệ TP.HCM:  2 cơ sở tại trung tâm TP rộng 27.000m2,  khu liên hợp thể thao 7.000m2 và ký túc xá trong khuôn viên trường.

ĐHLD Quản lý và Kinh doanh Hà Nội: Hiện đang giảng dạy tại 2 địa điểm có tổng diện tích mặt bằng là 11.700m2, sắp tới sẽ đưa vào sử dụng ngôi trường khang trang hơn.

ĐHDL Cửu Long (Vĩnh Long): tổng diện tích đất xây dựng hiện có 230.000m2. Có 38 phòng học, 4 phòng máy tính, 3 phòng thí nghiệm, 1 phòng thư viện.

ĐHDL Duy Tân (Đà Nẵng): 3 cơ sở tại trung tâm TP, diện tích sử dụng 18.00m2, tổng vốn đầu tư 75 tỷ đồng.

(Tư liệu của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam)

  • Nhóm PV giáo dục
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,