221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
535374
"Chấm điểm" trường ngoài công lập
1
Article
null
'Chấm điểm' trường ngoài công lập
,

(VietNamNet) -  "Chấm điểm" trường ĐH ngoài công lập (ĐHNCL) theo 6 tiêu chuẩn dưới góc nhìn của GS Hoàng Xuân Sính, người tiên phong mở trường ĐHNCL của Việt Nam.

Soạn: AM 176027 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

Muốn đánh giá thì phải đưa ra tiêu chuẩn. Ta không thể đưa ra những tiêu chuẩn quốc tế như: số giải thưởng Nobel, Fields trong đội ngũ giáo sư, số các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học Nature và Science, số các công trình được trích dẫn. Các tiêu chuẩn đó là để dành cho các nước có nền giáo dục ĐH phổ cập.

Chúng tôi tạm đưa ra đây 6 tiêu chuẩn đánh giá có thể phù hợp cho các ĐH công của Việt Nam, và từ đó xem các ĐH NCL đạt được những tiêu chuẩn nào, để có hướng phấn đấu: 1. Ngân sách cho mỗi sinh viên (SV); 2. số SV cho mỗi giáo viên; 3.số thầy giáo vừa giảng dạy vừa nghiên cứu; 4. sự tuyển chọn SV ở đầu vào. 5. mở cửa với quốc tế. 6. công ăn việc làm của SV sau khi tốt nghiệp.

Gây dựng mô hình trường ĐH ngoài công lập đầu tiên ở Việt Nam, GS Hoàng Xuân Sính cũng là người đầu tiên chấp bút  viết quy chế trường ĐHDL tạm thời để từ đó, có cơ sở ban hành các quyết định thành lập trường ĐHDL. Hiện bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐHDL Thăng Long. Tên gọi đầu tiên của trường là Trung tâm ĐHDL Thăng Long. Sau 6 năm thử nghiệm, đến 1994, Thủ tướng có quyết định thành lập trường.

Ngân sách cho mỗi SV: Điểm quá tồi

Bộ GD - ĐT quy định mức học phí tối đa cho các trường ĐHNCL là 5 triệu đồng/năm cho mỗi SV, tương đương 314 đôla Mỹ (1 đôla tương đương 15.900 đồng). Hiện giờ, học phí của các trường ĐHNCL dao động từ 2,8 triệu đồng đến 4 triệu đồng, nghĩa là 176 đến 251 đôla. Với học phí của SV, các trường NCL phải trang trải tất cả: lương giáo viên và công nhân viên, các trang thiết bị máy móc, thư viện. Trường dân lập (DL) còn phải thuê đất đai, xây dựng trường, sở. Nếu so kinh phí Nhà nước cấp cho các trường công lập, trong đó có đất đai và xây dựng cơ sở vật chất thì kinh phí của DL quá nhỏ nhoi. Cho nên ở đây ta cũng hiểu sự mặc cảm, tự ti của SV khi phải nói với người quen rằng mình học ở một trường dân lập, vì trường sở tồi tàn.

1 giảng viên/37 sinh viên: tỷ lệ không tồi

Các trường NCL có số giáo viên mới từ trường công đến rất lớn so với giáo viên cơ hữu của họ, nhưng giáo viên thỉnh giảng chỉ đến dạy rồi đi, không làm việc theo dõi SV. Nếu chỉ tính giáo viên cơ hữu, thì trường ĐHDL Lạc Hồng ở Đồng Nai, mới thành lập được 7 năm, có 112 SV cho 1 giáo viên cơ hữu, có chỉ số cao nhất. Trường CĐ Bán công Hoa Sen ở TP.HCM có chỉ số này thấp nhất trong các trường NCL: 13 SV cho 1 giáo viên cơ hữu. Như vậy, trung bình, các trường NCL, với 119.464 SV và 3.182 giáo viên cơ hữu, có 37 SV cho 1 giáo viên cơ hữu. Con số này tuy còn rất cao, nhưng so với các trường ĐH công, nó lại không tồi, vì các trường ĐH ở Việt Nam hiện giờ đang đứng trước một sự hẫng hụt rất lớn về giáo chức.

Thầy giáo vừa giảng dạy vừa nghiên cứu: còn xa trường công

Các giáo viên cơ hữu của các trường ĐHNCL không làm nghiên cứu vì phần lớn họ là SV mới tốt nghiệp được tuyển vào và được nhà trường đào tạo bằng cách cho đi học cao học và tiến sĩ ở trong hoặc đôi khi ngoài nước. Các trường vừa ra đời trên dưới 10 năm chưa đủ thời gian để đào tạo SV mới tốt nghiệp ĐH trở thành tiến sĩ và làm nghiên cứu, đây là chưa kể, tình trạng chảy máu chất xám mà nhà trường chưa có biện pháp ngăn chặn khi gửi cán bộ của mình ra nước ngoài.

Nếu trường có giáo sư làm cơ hữu, đó là những giáo sư đã về hưu ở trường công, tuổi đã cao, khó làm được nghiên cứu. Còn các giáo sư mời từ trường công, khi đến dạy DL thì chỉ dạy, họ làm nghiên cứu ở cơ sở mà họ có biên chế, nên không có ảnh hưởng gì về mặt nghiên cứu cho giáo viên trẻ của dân lập. Tuy vậy, các giáo sư này có tác dụng giảng dạy cao. Ví dụ, khoa Toán - Tin của trường ĐHDL Thăng Long: do mời được nhiều giáo sư của Viện Công nghệ Thông tin Hà Nội nên 95% SV tin học của trường có việc làm ngay. Điều này làm sáng tỏ: tại sao các trường ĐHDL muốn đóng ở Hà Nội hay TP.HCM, vì đó là hai nơi có nhiều viện nghiên cứu. Như vậy, về tiêu chuẩn này, có thể nói, còn rất lâu các trường NCL mới đạt được.

Đầu vào thấp

SV vào các trường ĐHNCL cũng qua một kỳ thi tuyển quốc gia do Bộ GD - ĐT tổ chức chung. Đầu vào các trường NCL không cao: điểm chuẩn thay đổi theo trường: từ 9 đến 15 (cho 3 môn với điểm tối đa là 30), tập trung ở khoảng 10 - 12 điểm; trong khi điểm vào các trường công trải từ 6 điểm đến 25,5 điểm, phổ tuy rộng, nhưng tập trung ở khoảng từ 15 - 20 điểm. Chưa kể đến không ít số SV đạt được những điểm xuất sắc 27, 28 ở trường công, còn dân lập điểm cao nhất là 21, 22 (số liệu năm 2003). Nhiều giáo viên DL đã rất hài lòng khi nâng điểm chuẩn của đào vào lên 1 hay 2 điểm, vì họ thấy dạy dễ hẳn lên. Khi điểm vào thấp, khó có thể nói SVNCL có trình độ tương đương với công lập.

Quan hệ quốc tế: chưa rõ tính chất hợp tác

Trong 23 trường NCL, chỉ thấy 8 trường ghi có quan hệ quốc tế, nhưng không nói rõ tính chất hợp tác, có lẽ mới chỉ ở dạng gửi một ít SV của trường đi học nước ngoài. Điều này cũng tốt lắm rồi, nó giúp trường cập nhật chương trình đào tạo của mình khi chưa có giáo sư vừa giảng dạy, vừa làm nghiên cứu.

Việc làm của sinh viên tốt nghiệp: Chờ thời gian kiểm chứng

Điều này rất khó tìm hiểu vì các trường NCL thành lập chưa được bao lâu.  Ở đây, xin đưa ra mấy số liệu tham khảo của trường ĐHDL Thăng Long. SV có việc làm trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp: 92,7%; SV có việc làm phù hợp với đào tạo: 49,5%; SV có việc làm tương đối phù hợp với đào tạo: 33%; mức lương tháng của SV ra trường từ năm 1993 đến 2003 tính theo triệu đồng: từ 1 đến 2 triệu: 40,6%; từ 2 đến 3 triệu: 10,6%; từ 3 đến 4 triệu: 2,7%; trên 5 triệu: 3,7%.

Các con số trên có thể nói là khá tốt, nhưng chú ý: đó là trường ĐH thành lập đầu tiên trong các trường NCL. Mặt khác, đầu ra của trường rất chặt, có thể nói rằng còn nghiêm hơn nhiều trường công.

Sau khi điểm qua 6 tiêu chuẩn kể trên cho các trường NCL, có thể thấy họ còn đang rất yếu so với trường công, do ngân sách quá thấp, chỉ trông đợi vào tiền học phí của SV. Đây là chưa nói tới, có trường khi bắt đầu thành lập phải kêu gọi cổ đông mà lãi suất hiện nay họ phải trả cho cổ đông cao đến gấp ba lần lãi suất ngân hàng.

Để cho mô hình NCL phát triển, nếu như Nhà nước không giúp đỡ về tài chính thì phải cho nó một cơ chế hợp lý, trong đó các ràng buộc mà Nhà nước ấn định phải tương thích, không gây mâu thuẫn trong hệ thống.

  • GS Hoàng Xuân Sính

Bài 7: "Sòng phẳng" với trường ngoài công lập

Tất cả:

"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?

Bài 1: "Nhảy dù" vào giảng đường dân lập

Bài 2: "Chuyện khác người" ở trường ngoài công lập

Bài 3:  Gặp gỡ Hiệu trưởng không ăn lương

Bài 4: Mâu thuẫn giữa HĐQT và Hiệu trưởng: Người trong cuộc nói gì?

Bài 5: Giảng viên ngoài công lập: "Ẩn số

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,