221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
536960
Giảm thủ tục xin - cho khi mở ngành mới
1
Article
null
Giảm thủ tục xin - cho khi mở ngành mới
,

(VietNamNet) - Giảm thủ tục "xin - cho" khi mở ngành mới,  tiệm cận với nền giáo dục tiên tiến... là những "tiện ích" khi ban hành chương trình khung (CTK). Ông Lê Viết Khuyến, Phó Vụ trưởng Vụ ĐH - SĐH, Bộ GD - ĐT  thông tin khi trao đổi với VietNamNet.

Soạn: AM 178829 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Lê Viết Khuyến

Ông Khuyến cho biết, chương trình khung là chuẩn tối thiểu của nội dung đào tạo. Khi xây dựng, Bộ GD - ĐT đã tính đến yếu tố phù hợp cho từng loại hình trường ĐH, CĐ.

- Thưa ông, việc ban hành CTK tại thời điểm này có ý nghĩa đối với việc giải quyết chất lượng giáo dục cụ thể như thế nào?

- Việc ban hành CTK cho các ngành đào tạo ĐH, CĐ trong bối cảnh giáo dục hiện nay được xem là khâu "đột phá" để tiến hành kiểm soát, quản lý chất lượng bằng cách đặt ra chuẩn tối thiểu.

CTK có hai ý nghĩa. Thứ nhất, trước đây, mỗi trường theo một chuẩn khác nhau, rất khó quản lý về chất lượng. Giờ, CTK đã tạo ra một chuẩn chất lượng tối thiểu thống nhất cho các ngành đào tạo ĐH và CĐ. Thứ hai, các trường sẽ có nhiều quyền tự chủ trong việc biên soạn nội dung, rút bớt thủ tục hành chính trong việc đăng ký Bộ GD - ĐT mở ngành đào tạo mới.

Mặt khác, từ CTK, các trường có thể  tự xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của mình theo cấu trúc phù hợp với cấu trúc chương trình phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là của Bắc Mỹ. Phần lớn, các nước, kể cả các nước EU, cũng chuyển sang cấu trúc chương trình tương tự, cho nên khả năng hội nhập của Việt Nam được thuận lợi hơn.

Ban hành 55 chương trình khung ĐH, CĐ

(VietNamNet) - Bộ GD - ĐT vừa có các quyết định ban hành chương trình khung ĐH, CĐ của 31 ngành. Đến nay, đã có hơn 50/144 chương trình khung được ban hành.

- Lâu nay, chương trình đào tạo ĐH của Việt Nam bị kêu nặng về hàn lâm, chưa chú trọng đến thực hành. Quá trình xây dựng CTK cho các ngành đào tạo ĐH và CĐ có tính đến điều chỉnh?

- Cũng có nhiều ý kiến "kêu" chương trình ĐH của ta quá nặng nề với khối lượng đơn vị học trình (ĐVHT) lớn tới 210 trong khi chương trình đào tạo của các nước chỉ có 140 tín chỉ. Nhưng ở đây có sự nhầm lẫn giữa ĐVHT và tín chỉ.  ĐVHT gắn với học thu động, còn tín chỉ gắn với học tích cực.


Chẳng hạn, hệ thống đào tạo của Thái Lan được thực hiện theo hình thức  tín chỉ. Với hệ thống này, cứ 1 giờ lên lớp, SV phải tự chuẩn bị trước 2 giờ. Việc học chủ yếu dựa vào tự đọc, nghiên cứu và chuẩn bị tài liệu trước và thời gian lên lớp chỉ dùng trao đổi và thảo luận. Còn sư phạm của Việt Nam vẫn theo mô hình đào tạo của Liên Xô trước đây, theo kiểu học thụ động, 1 giờ lên lớp chỉ cần chuẩn bị ở nhà 1 giờ. Cách đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo ĐVHT  khác nhau cơ bản về nội dung.

- Nhưng so sánh khối lượng kiến thức và thời lượng đào tạo tối thiểu với các trình độ đào tạo ĐH của Thái Lan thì có tiêu biểu?

- Cấu trúc khối lượng kiến thức và thời lượng đào tạo tối thiểu cho các trình độ đào tạo ĐH theo hệ thống tín chỉ của Thái Lan và Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đài Loan đều tương tự như vậy. Sở dĩ không so sánh với Mỹ vì hệ thống giáo dục của họ phát triển rất lâu đời, việc tuân thủ các quy tắc đào tạo thường theo lệ (nếu trường nào không theo lệ thì xã hội không thừa nhận và tốt nghiệp tấm bằng sẽ không có giá trị). Còn cách quản lý của Thái Lan cũng giống ta, là Nhà nước phải can thiệp bằng quy định và theo Luật.

- Khi xây dựng CTK, Bộ GD - ĐT có tính đến "tuổi thọ" của các ngành đào tạo?

Vụ ĐH và sau ĐH đang chuẩn bị trình Bộ trưởng GD-ĐT  xem xét phê duyệt 8 CTK khối ngành nhân văn và trên 10 CTK Khoa học xã hội. Sở dĩ CTK khối ngành nhân văn và Khoa học xã hội chậm hơn các CTK khoa học tự nhiên vì phải biên tập nhiều hơn.

- Hội đồng xây dựng CTK có khoảng 30 người. Về lâu dài, tính đại điện Hội đồng sẽ có điều chỉnh về thành viên, hoặc đưa thêm thành viên mới. Những thành viên trẻ được kết nạp nếu có quan điểm khác đủ sức thuyết phục Hội đồng thì CTK sẽ cập nhật và có điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, phần “cứng” của CTK khi thiết kế là tương đối ổn định, có thể khoảng 5 – 6 năm sau, CTK sẽ được xem xét cập nhật và điều chỉnh lại cho phù hợp. Đừng nhầm lẫn giữa chương trình SGK phổ thông và chương trình SG KĐH. Chương trình ĐH phải luôn luôn được cập nhật, còn phổ thông thì mức độ cập nhật ít hơn vì đó là hệ thống kiến thức cơ bản.

- Cách đây một năm, khi Bộ GD – ĐT lấy ý kiến về dự thảo CTK, đã có không ít ý kiến chưa thống nhất về phần cứng của nó. Vậy nhưng sau 1 năm, đã có tới 55 trong tổng số 144 CTK đã được ban hành. Liệu tính thực tế của các CTK này sẽ như thế nào?

- Hội đồng xây dựng CTK có sự tham gia của những nhà chuyên môn đầu ngành của các ngành đào tạo, nhà quản lý tại các trường ĐH lớn trên cả nước. Ngoài ra, trước khi ban hành, dự thảo các CTK đã được gửi lấy ý kiến tất cả các trường ĐH.

Không loại trừ những ý kiến chưa thật hài lòng, nhưng không thể có chương trình nào, ngay cả chương trình của một nhà trường, có thể thỏa mãn ý của từng người. Những người tham gia xây dựng CTK là các nhà khoa học đầu ngành, nhà quản lý đào tạo của các trường. Do vậy không thể nói chất lượng CTK kém mà có thể nói rằng chất lượng chưa hoàn hảo thì nó sẽ cập nhật ngày càng hoàn hảo hơn.

 - Xin cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện)


     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,