221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
538840
Dạy thêm: "đổ vấy" tại chương trình nặng?
1
Article
null
Dạy thêm: 'đổ vấy' tại chương trình nặng?
,

(VietNamNet) -  Đề tài nghiên cứu “Hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm học thêm (DTHT) và đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các hiện tượng tiêu cực đó trong giáo dục phổ thông” do TS Nguyễn Thị Quy -  Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục TP.HCM làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu sáng nay (29/10. Mặc dù theo khảo sát, chỉ có 5,9% HS trả lời đi học thêm do nhà trường bắt buộc, nhưng những tỷ lệ khác lại cho kết quả thú vị.

 

Soạn: AM 182939 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Theo nhóm nghiên cứu, việc DTHT hiện nay ở TP.HCM là phổ biến, tập trung nhiều ở cấp THCS và THPT. Thậm chí, cả học sinh không phải cuối khoá cũng đi học thêm. Bộ GD-ĐT đã có văn bản, hướng dẫn về việc DTHT tuy nhiên hiện tượng DTHT vẫn tràn lan.

 

 

Học thêm để đi thi

 

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, các môn mà HS đi học thêm hầu hết là môn để thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh. Cụ thể: HS tiểu học chủ yếu học thêm môn Toán, Tiếng Việt (96%); ở THCS học thêm Toán (98,9%), Ngoại ngữ (92,2%), Văn – Tiếng Việt (73,3%). Học sinh THPT tập trung các môn Toán (98,8%); Lý (95,1%); Hoá (95,1%). Những con số này chứng tỏ áp lực thi tốt nghiệp và ĐH là nguyên nhân chính dẫn đến việc DTHT.

 

Trong các ý kiến được hỏi thì 60,4% cho rằng HS đi học thêm để đạt kết quả cao trong các kỳ thi cuối cấp học và để có thể tiếp tục trúng tuyển vào các bậc học ĐH, CĐ, THCN…; 12,4% cho rằng học sinh đi học thêm để có hy vọng vào trường điểm, trường chuyên lớp chọn; 17,9% cho rằng HS đi học thêm để không thua kém bạn bè

 

Một hình thức DTHT khác là tăng tiết thì xảy ra tất yếu ở các lớp cuối khóa. Nhóm nghiên cứu cũng đã ghi nhận ý kiến của Ban Giám hiệu nhiều trường: với chương trình  học và quỹ thời gian như hiện nay, vẫn rất cần bồi dưỡng thêm những môn học được coi là môn chính như: Toán, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Việt và Ngoại ngữ. 50.7% ý kiến giáo viên cho rằng HS cuối khoá học tăng tiết môn Văn; 56.6% đối với môn Ngoại ngữ; 61,17% đối với môn Toán.

 

Học thêm: chiếm hết thời gian tự học

 

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm đề tài này: Số HS học thêm từ 6-15 giờ/tuần chiếm tỷ lệ cao: 54,3%. Số học sinh học từ 16 giờ/tuần trở lên chiếm tỷ lệ 20,2%. Các tỷ lệ này cho thấy cường độ học tập của HS rất cao. Sau các buổi học tập này, các em lại phải tiếp tục học và làm bài tập ở nhà nên hầu như thời gian để thư giãn của các em không còn nữa. Nếu cứ tiếp tục học tập trong những điều kiện như thế, chắc chắn HS sẽ bị một áp lực tâm lý rất lớn và sức khoẻ của các em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là các chứng bệnh về cột sống và thị giác.

 

Ý kiến của PHHS đã phản ánh mặt tiêu cực của hiện tượng DTHT tràn lan hiện nay là HS không còn thời gian để tự học (75,7%); sức khoẻ thể chất và tinh thần đều sa sút (49,3%); việc học thêm của con cái là gánh nặng về mặt kinh tế cho gia đình chiếm tỷ lệ thấp (16,1%) hoặc làm lợi cho một số giáo viên cũng chiếm 7,2% ý kiến của PHHS.

 

Ở các quận nội thành, việc DTHT phát triển mạnh mẽ, đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Tỷ lệ 86,4% phụ huynh học sinh (PHHS) cho con em đi học thêm tương ứng với tỷ lệ 80,8% gia đình có mức sống ổn định và khá giả. Các gia đình này có đầy đủ điều kiện vật chất để cho con em mình đi học thêm (các khoản chi phí cho việc học thêm của mỗi học sinh trung bình ở mức 100.000-500.000 đồng/tháng)

  

 

Mặc dù chỉ có 5,9% ý kiến HS cho rằng nhà trường yêu cầu phải học thêm và việc cha mẹ bắt đi học thêm là 3,2%, nhưng con số sau đây lại đáng ngẫm ngợi: trong 86,4% HS học thêm, có rất nhiều em khá giỏi. Sự thực này khiến chúng ta không hỏi băn khoăn vậy các giờ chính khoá đã thực sự là giờ học “chính thức” của HS chưa?  Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay số HS có thói quen tự học chưa có nhiều  (chỉ 24%), bởi vậy đa số đều có khuynh hướng đi học thêm.

 

 

 

Ý kiến người trong cuộc:

Soạn: AM 182945 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thạc sĩ Huỳnh Công Minh

Thạc sĩ Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM:  DTHT không thể bỏ được mà ngày càng nhiều hơn khi con ít, đời sống nâng cao, ý thức người dân trong nền kinh tế tri thức không muốn con mình thua kém người khác. Vấn đề ở đây là ai dạy thêm?

 

TS Nguyễn Thị Quy, giải pháp lâu dài quản lý hiện tượng tiêu cực DTHT: Đối với GV: nâng cao chất lượng và đời sống của họ. Bởi, để cải thiện đời sống, GV nhiều trường đã phải dùng biện pháp tăng tiết, thậm chí dùng cả những cách mà hiện nay dư luận đang lên án như thu tiền ngoài quy định. Đối với PHHS giải quyết vấn đề tâm lý. Có một mâu thuẫn mà PHHS cũng không biết giải quyết như thế nào. Một mặt họ rất bất bình trước thực trạng DTHT nhưng đôi khi chính họ lại là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng này. 

 

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng- GV trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Nếu coi DTHT là tiêu cực, phải cấm và cấm bằng Luật; còn nếu coi DTHT là nhu cầu chấp nhận được thì không thể dùng Luật, tuy nhiên Nhà nước có thể can thiệp vào như: thu bao nhiêu là vừa, dạy bao nhiêu tiếng. 

 

TS Nguyễn Việt Bắc – Hiệu phó trường CĐ Sư Phạm TP.HCM: Cần xem lại việc dạy chính khoá. Nếu việc dạy chính khoá có hiệu quả thì không thể kéo về nhà dạy. Không phải là chương trình quá tải mà là phương pháp tổ chức trong giờ chính khoá có tổ chức tốt hay không?

 

Ông Nguyễn Việt Hoàng- Hiệu trưởng trường THPT Phú Nhuận: Nếu không phải trường “xịn” thì năm sau học sinh không vào và như vậy không có phụ huynh đóng góp. Quận, huyện thì thấy trường nào “được một chút” thì mới quan tâm, đầu tư nếu không 10 năm cũng không được quét vôi! Tất cả cũng xoay quanh đồng tiền, lương giáo viên thấp kéo theo phải DTHT, cơ sở vật chất một số trường thiếu, có được phòng ốc đẹp một phần cũng do phụ huynh đóng góp, các trường phải tự bươn, tự trải.

 

  • Cam Lu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,