221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
541670
Trung Quốc: 10% trẻ di trú bỏ học
1
Article
null
Trung Quốc: 10% trẻ di trú bỏ học
,

Số trẻ em di trú Trung Quốc bỏ học giữa chừng hoặc chưa bao giờ tới trường hiện chiếm tới 10% còn những em đi học thì hầu hết đều quá tuổi. Đây là thông tin theo báo cáo mới đây của Ủy ban Lao động Phụ nữ và trẻ em quốc gia (NWCCW) thuộc Hội đồng nhà nước Trung Quốc và Quỹ UNICEF.

Soạn: AM 189265 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Trẻ em Trung Quốc.

Bản báo cáo định nghĩa người di trú là đối tượng sống ở một khu vực nào đó không phải là nơi cư trú dài hạn của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Thuật ngữ "trẻ em di trú" được sử dụng để chỉ những người di trú dưới 18 tuổi.

Theo báo cáo, trong tổng số trẻ di trú hiện nay (khoảng 10 triệu) có tới 6,85% em chưa bao giờ tới trường và 2,45% bỏ học. Với những em vẫn cắp sách tới trường, vấn đề quá tuổi đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tính trung bình, 46,9% trẻ di trú ở độ tuổi 6 chưa đi học và nhiều em 11-14 tuổi mới tới trường năm đầu hoặc năm thứ 2.

Bản báo cáo chỉ rõ, vấn đề khó khăn nhất mà các bậc phụ huynh thuộc diện di trú phải đối mặt là chi phí cho con cái họ học hành quá cao. Khoảng 48,4% số trẻ di trú không thể theo học các lớp cao hơn bởi học phí quá đắt.

Zhu Lin, năm nay 15 tuổi, đã bỏ học từ lâu. Em cho biết: "Cháu học hết tiểu học ở quê. Năm cháu lên cấp 2 thì gia đình chuyển tới sống ở Bắc Kinh. Các trường ở đây thu học phí quá đắt nên nhà cháu không có tiền cho cháu theo học nữa. Với lại, cháu còn phải ở nhà chăm sóc bố mẹ vì họ hay ốm yếu".

Theo thống kê từ một cuộc hội thảo về người di trú năm 2004, Trung Quốc hiện có 140 triệu dân di trú - chiếm 10% tổng số dân của nước này - với khoảng 20 triệu trong số đó dưới tuổi 18. Đại diện Trung Quốc ở UNICEF Christian Voumrad cho biết, người di trú thường phải "chịu đựng định kiến và bị cô lập ở nơi họ đang sống và làm việc. Tất nhiên, con cái họ cũng như vậy. Trẻ có rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tham gia vào đời sống xã hội trong cộng đồng mới".

Bản báo cáo trên trích dẫn trường hợp một bé gái di trú 9 tuổi. Em cho biết, các bạn cùng lớp đều sống ở thành phố và "họ không chơi với chúng cháu vì quần áo của chúng cháu không đẹp bằng của họ. Chúng cháu cũng không được sống trong các tòa nhà cao ngất như các bạn ấy".

Các nhà tâm lý học cho biết, sự phân biệt đối xử sẽ làm tổn thương tâm hồn và khiến trẻ bị tụt lùi so với bạn cùng trang lứa. Nó cũng khiến trẻ sợ hãi và nhạy cảm với những hành vi phản xã hội. Đây thực sự là một nguy cơ có hại đến sự bình ổn xã hội khi các em lớn lên.

(Thanh Hảo - Theo Tân Hoa xã)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,