221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
541080
Gặp SVVN được quyền hành nghề kỹ sư tại Pháp
1
Article
null
Gặp SVVN được quyền hành nghề kỹ sư tại Pháp
,

(VietNamNet) - SV Việt Nam, học tiếng Pháp, bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh - "cận cảnh" những gương mặt SV vừa được công nhận  quyền đăng ký hành nghề kỹ sư tại Pháp.

Soạn: AM 187956 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Dung Nghi: Thật hạnh phúc khi cầm cúp vàng!

Ba gương mặt dưới đây đều là SV trường ĐH Bách khoa TP.HCM, theo học chương trình kỹ sư chất lượng cao do Pháp tài trợ theo một dự án được triển khai tại 4 trường ĐH trên toàn quốc từ năm 1998.

Học không thấy nổi mặt trời!

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh với số điểm tuyệt đối  5"con" 10, Trương Công Dung Nghi đã giành được cúp Vàng tốt nghiệp của trường ĐH Bách khoa TP.HCM khóa 1998 - 2003.

Đề tài "Nghiên cứu phương pháp hiệu quả trong việc tổng hợp tiếng nói tiếng Việt" của Nghi và các bạn được hội đồng phản biện đánh giá cao. Hệ thống tổng hợp này sẽ phát ra âm tiếng Việt khi nhập chữ vào. Phương pháp đó sẽ giúp hệ thống trả lời tự động của viễn thông bớt đi dung lượng, giúp người khiếm thị đọc được sách. Điều đặc biệt là với hệ thống này, không nhất thiết phải có thiết bị phụ trợ là máy vi tính như các hệ thống thông thường.

Nghi là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM từng đậu ĐH với ngôi vị thủ khoa ĐH Kinh tế, thủ khoa ngành xây dựng ĐH Bách khoa. Bố làm kinh doanh, mẹ là nội trợ, Dung Nghi tự lập việc học ngay từ nhỏ.

Về chương trình học của mình, Dung Nghi cho biết: "Tụi em phải học gấp mấy các bạn học chương trình bình thường. Nếu tính ra tín chỉ, với 5 năm học, chúng em được tích luỹ khoảng 370 tín chỉ (chương trình bình thường là 200). Rồi còn phải học thêm Anh văn, Pháp văn nữa.  Điều đặc biệt là tụi em được thực tập 2 đợt - công nhân và kỹ sư".

"Cũng có khi nản lắm, căng thẳng chịu không nổi. Mỗi kỳ thi kéo dài cả tháng. Giai đoạn 1, học đến nỗi không thấy mặt trời. Lớp phải tự tạo ra những buổi giao lưu, thể thao để giảm stress", Nghi tâm sự.

Được giữ lại làm giảng viên của trường, Nghi tâm niệm sẽ xây dựng bài giảng làm sao để thu hút, hấp dẫn được SV. Ước mơ được đi học cao hơn ở Mỹ thì vẫn còn đó.

Có sức khoẻ mới theo được

 "Phải ăn nhiều, thật nhiều mới có sức mà học. Một ngày phải ăn 4-5 lần mới đủ năng lượng". Đó là lời nhắn gửi của chàng trai Chế Viết Nhật Anh khi nói về "kinh nghiệm" để đạt được kết quả như bây giờ.

Soạn: AM 190114 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhật Anh: Có ba cùng dự lễ tốt nghiệp, vui lắm.
Năm 1999, Nhật Anh thi đậu trường ĐH Bách khoa TP và trường ĐH Kỹ thuật Đà Nẵng. Bố mẹ không yên tâm để con trai vào TP.HCM, Nhật Anh đành chấp nhận ở lại Đà Nẵng. Ước mơ được xa nhà để tập sống tự lập, để thử bản lĩnh của mình vẫn cứ thôi thúc cậu. Thế là, xong giai đoạn đại cương, Nhật Anh nhảy vô Sài Gòn để học chuyên ngành viễn thông.

Với Anh, bí quyết để giữ mãi "phong độ" như lúc đầu thì SV phải thật sự cố gắng. Và phải hy sinh nhiều thứ để đầu tư cho việc học. Những cái mất khi lựa chọn chương trình học đối với Nhật Anh là: ít thời gian đi chơi, học bù đầu bù cổ, chương trình học đã nặng còn phải chạy sô thêm Anh văn, Pháp văn... Nhưng bù lại, chương trình học đã bổ sung kiến thức cho bạn rất nhiều. Những buổi thuyết trình đã giúp Nhật Anh tạo được sự tự tin, luyện được phương pháp nói giữa đám đông, biết cách xây dựng một chương trình, tổng hợp một vấn đề...

Học kỳ 1 của năm nhất và học kỳ 2 của năm cuối, đối với Nhật Anh là căng thẳng nhất. Chân ướt chân ráo vô ĐH, các kiểu tư duy còn như hồi phổ thông. Nhưng chương trình lại đòi hỏi phải chạy đua... có khi tưởng là mình lựa chọn sai. Còn học kỳ cuối, luận văn là thứ khó nuốt nhất. Bảo vệ bằng tiếng mẹ đẻ còn run nữa là...tiếng Anh. Khi quyết định chọn chương trình này, Nhật Anh được sự trợ giúp của mẹ là giảng viên ĐH và bố - một kỹ sư điện.

Giờ, Anh sẽ làm tại phòng Lab của Trung tâm du học của trường Bách khoa và học thêm tiếng Pháp. Bên cạnh đó sẽ tìm hiểu thông tin để kiếm một suất học bổng du học Pháp.

Soạn: AM 190120 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Quỳnh Trang: có mẹ tư vấn cho cũng yên tâm.
Lý thuyết 5, thực hành 5 thì tốt hơn!

Cô bạn Lâm Quỳnh Trang đã nhí nhảnh nhận xét: "Nếu có sự đồng đều giữa thực hành và lý thuyết thì sẽ tốt hơn" bởi, hiện lý thuyết của chương trình còn chiếm khoảng 7 phần.

Vốn là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, được tuyển thẳng vào ĐH, Trang đương nhiên có tên trong danh sách của chương trình. Với Trang, cái ưu tiên được hưởng là được học với thầy cô giỏi (Phó khoa, Trưởng khoa). Thầy cô giảng bài ở một mức cao nhất định, buộc SV phải tìm đọc thêm ở sách vở, tài liệu...Một lớp học với vài chục người nên SV dễ dàng để trao đổi với thầy cô giáo về các hướng nghiên cứu đề tài, việc học.

Bí quyết để Lâm Quỳnh Trang đi hết chương trình học nặng nề là siêng năng, chọn đúng ngành mình thích.  Chuyến thực tập làm công nhân đã để lại nhiều ấn tượng nhất với Trang. Bởi nó đúng nghĩa là công nhân. Được bắt tay vào làm những việc như một công nhân trong nhà máy.

Trang đang làm thủ tục để đi du học ở Mỹ. Cô bạn bật mí: "Sang đó Trang sẽ phụ việc cho một giáo sư người Mỹ làm đề tài "vi mạch bán dẫn" tiền lương sẽ đủ để đóng học phí và chi tiêu. Hiện có nhiều SVVN du học bằng cách này". Mơ ước của Trang là được làm ở một tập đoàn của Nhật.

  • Đoan Trúc
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,