221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
544554
Nhiều SV lao đao vì học phí!
1
Article
null
Học phí: tăng hay không?
Nhiều SV lao đao vì học phí!
,

(VietNamNet) - Với mức học phí như hiện nay, đã không ít cảnh SV có hoàn cảnh khó khăn lâm cảnh "dở khóc dở cười"...Liệu đề xuất tăng học phí của Chính phủ với Quốc hội lần này được thông qua thì cơ hội tiếp cận giáo dục của SV nghèo sẽ ra sao?

Soạn: AM 195357 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Học phí cao: nhiều SV "xin" rút khỏi danh sách

Những ngày khai trường năm học 2004 - 2005, nhiều SV đã ngậm ngùi khăn gói về quê vì không đủ kinh phí để theo học. Tại trường ĐH Nông lâm TP.HCM, SV Phạm Thị Liên, Khoa Lâm nghiệp khóa 30 là một ví dụ. Liên đã nộp đơn xin rút lại tiền học phí với lý do “điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn”.

Cùng cảnh với Liên, trong khi các SV trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM đang náo nức chuẩn bị mọi thủ tục để nhập trường thì SV Nguyễn Hữu Điệp cũng lại buồn bã hoàn tất thủ tục… rút tiền học phí. Từ Mộ Đức, Quảng Ngãi, Điệp khăn gói lên TP.HCM nhập học với "gia tài" hơn 2 triệu đồng để làm thủ tục nhập trường.

Nhưng đóng xong 2 triệu đồng học phí học kỳ 1 và 60 ngàn đồng lệ phí nhập học, trong túi Điệp chỉ còn vỏn vẹn vài chục ngàn... Điệp tâm sự: “Tưởng mức học phí như mọi năm chỉ khoảng 3,7 triệu đồng thì còn dư mấy trăm ngàn, có thể cầm cự được một vài tháng để có thể vừa học, vừa xoay xở việc kiếm tiền. Không ngờ, năm nay học phí tăng quá, em nộp tiền xong thì chẳng còn gì… Thôi đành phải xin nghỉ học vậy”.

Con đường "mua" chữ của Điệp thật gian nan. Điệp cho biết, ba năm trước, em đã thi đậu đến 3 trường: ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Kinh tế và ĐH Bách khoa TP.HCM. Nhưng cuối cùng Điệp chỉ bám trụ được 1 năm ở trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng – nơi gần nhà nhất - rồi nghỉ học luôn vì không đủ tiền học tiếp.

Tại nhiều trường ĐH - từ công lập đến dân lập - mỗi trường đã phải giải quyết cho khoảng vài chục trường hợp xin rút học phí. Rõ ràng, chỉ tiêu  tuyển thiếu của một số trường năm nay  không loại trừ những SV "vào" rồi lại xin "ra"  vì hoàn cảnh quá khó khăn không đủ tiền đóng học phí...

Tuy nhiên, cũng không loại trừ những SV nhập học nhưng vẫn canh cánh bên mình nỗi lo học phí. Từ đầu tháng 11, đều đặn mỗi ngày, M.Tinh (SV trường Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM) lấy bút khoanh tròn các ngày đã qua trên cuốn lịch. Khi tôi vô ý nhắc gần hết năm, Tinh ngăn lại: "Chị đừng nói nữa, nghe ai bảo gần hết tháng, em sợ lắm. Học phí chưa đóng, gần đến ngày thi học kỳ rồi. Qua một ngày, nỗi lo tăng thêm". Theo như Tinh, nếu không đóng học phí, sẽ không có tên trong danh sách thi học kỳ. Và đến giờ này, Tinh cũng chưa hề nghĩ ra, lấy đâu tiền để đóng.

Đinh Thị Hương, cựu SV trường CĐ Công nghiệp IV kể: ra trường được mà mừng! Hồi còn SV, mỗi khi gần hết hạn đóng học phí, tụi em chạy cuống cuồng lên. Em chơi với 7 người bạn cùng lớp. Trong đó, có một bạn nữ phải làm thêm đủ nghề để đi học. Làm nhiều, nhưng cũng không để dành được bao nhiêu. Thế là, còn 1 tháng nữa đến ngày thi, tụi em chia nhau ra đi làm thêm. Công việc thường xuyên làm là phục vụ đám cưới, đám tiệc. Mỗi ngày chủ nhật được 50.000 đồng. Nếu đều đặn, một tháng, bảy đứa kiếm đủ tiền cho bạn ấy đóng học phÍ.

Học bổng không ra học bổng!

Theo số liệu thống kê của Bộ GD - ĐT, từ khi có chủ trương cho HSSV vay tín dụng đào tạo, đến nay đã có 222 trường ĐH cả nước tham gia với gần 52.000 SV vay vốn. Tổng số tiền cho SV vay lên đến 113 tỷ đồng.

Các chính sách cho các đối tượng SV khó khăn đã được ban hành, nhưng theo ông Vũ Văn Hoá, Giám đốc Học viện Tài chính, mức học bổng và mức trợ cấp học phí dành cho các đối tượng chính sách hiện nay còn ít và thiếu thực tế. Cụ thể là, SV thuộc đối tượng trợ cấp xã hội được hưởng 140.000 đồng/ tháng, tăng 20.000 đồng; SV thuộc đối tượng chính sách được hưởng mức học bổng160.000 đồng/ tháng, tăng 40.000 đồng so với trước đây.

Thế nhưng, để tính mức trợ cấp học phí, học bổng cho SV, cần phải tính trên cơ sở mức chi tối thiểu bao gồm các khoản: tiền ăn, ở và các sinh hoạt khác.... cho 1 SV ĐH ở thành phố cụ thể là bao nhiêu - ông Hoá lập luận. Tính theo thời giá hiện nay tại Hà Nội, mức chi tối thiểu cho 1 SV khoảng 1 triệu đồng/ tháng mới đủ. Ngược lại, mức trợ cấp hiện nay chưa thống nhất vì cũng trong hệ thống giáo dục đào tạo, nhưng chế độ thu học phí và chế độ trợ cấp học bổng, chế độ ưu đãi ở từng trường còn thực hiện khác nhau.

Ông Nguyễn Văn Đương, phó Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế TP. HCM bức xúc: "Chính sách trợ cấp học bổng của chúng ta đang trong vòng luẩn quẩn. Chỉ học sinh khá, giỏi mới nhận được học bổng. Còn những SV nghèo - đối tượng cần được tiếp sức-lại phải bôn ba làm thêm, nên khó học giỏi. Thế là đối tượng cần thì không có, đối tượng có lại không cần. Hình thức vay tín dụng hiện nay cũng chưa hợp lý. Không nên chỉ hạn chế những SV có kết quả học tập khá mới được vay tín dụng đào tạo. Đó là chưa nói đến thủ tục để vay cũng quá nhiêu khê".

Ông Lê Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính của trường cho biết: "Có những trường hợp hoàn cảnh không quá khó khăn, nhưng vẫn được chứng nhận diện xóa đói giảm nghèo.Tại sao không áp dụng biện pháp sàng lọc ngay địa phương? Sở, phòng Lao động Thương binh và Xã hội của địa phương sẽ nắm được trường hợp nào thuộc diện chính sách. Và SV trực tiếp nhận trợ cấp từ địa phương".

Trước tình trạng tăng phí sẽ có nguy cơ đẩy SV nghèo ra khỏi ĐH, nhưng không tăng thì các trường gặp khó khăn, một bài toán về tài chÍnh để phát triển ĐH, hơn bao giờ hết, phải được giải cho thấu đáo. Ông Đinh Quang Báo, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đề xuất: đồng thời với phương án tăng học phí để các trường hoạt động đảm bảo mức chất lượng nhất định, Nhà nước phải có một chính sách xã hội thật sự chăm lo cho SV nghèo, SV có hoàn cảnh khó khăn để mang lại công bằng trong giáo dục.

  • Kiều Oanh - Đoan Trúc

Đón đọc bài 3: Học phí: thế nào là "thu đủ bù chi"?

Bài 1: Trường ĐH "đòi" tăng học phí gấp ba lần!

(VietNamNet) - Theo khảo sát của chúng tôi tại một số trường ĐH trong cả nước, hầu hết đều có chung quan điểm: Cần phải tăng mức học phí để bổ sung nguồn thu còn thiếu hụt trong nhiệm vụ bảo đảm chất lượng đào tạo hiện nay. Và đó cũng là cách để nâng chất lượng giáo dục.

Chính phủ đề nghị tăng học phí từ năm 2005

(VietNamNet) - Từ năm 2003, Bộ GD-ĐT đã có chủ trương tăng học phí nhưng cứ mỗi lần chuẩn bị thực thi lại vấp phải sự phản đối của dư luận. Nay thì... 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,