221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
552896
Tiếng Anh của sinh viên: chưa đủ dự bị ĐH
1
Article
null
Tiếng Anh của sinh viên: chưa đủ dự bị ĐH
,

(VietNamNet) - “Kết thúc năm thứ hai, sinh viên chỉ mới đạt được khoảng 360-370 điểm TOEFL, hoàn toàn chưa có khả năng tự diễn đạt ý tưởng của mình; khi  tốt nghiệp, trình độ của SV cũng chỉ đạt khoảng 400 điểm TOEFL, thậm chí chưa đủ trình độ để được xét tham gia chương trình tiếng Anh dự bị ĐH ở một nước bản ngữ…”

Soạn: AM 215287 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai học sinh tốt nghiệp THPT nhận được học bổng của trường ĐH RMIT (yêu cầu trình độ tiếng Anh TOEFL 550 trở lên) đang trò chuyện với Bộ trưởng Giáo dục bang Victoria

 

TS.Vũ Thị Phương Anh, Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP.HCM, ThS. Nguyễn Bích Hạnh - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết điều này qua một phần kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu mang tên “Đánh giá hiệu quả đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM giao cho nhóm thực hiện. 

 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là SV của các trường ĐH lớn trên địa bàn TP.HCM tiêu biểu cho các khối ngành tự nhiên, kỹ thuật, xã hội-nhân văn, kinh tế, và sư phạm. Các trường có mặt trong mẫu điều tra gồm  ĐH Khoa học Tự nhiên, Bách khoa, Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) và ĐH Kinh tế, ĐH Sư phạm.

 

Hơn một nửa đi học thêm ngoài chính khóa

 

Theo khảo sát, có đến 51% SV có đi học thêm tiếng Anh. Điều này cho thấy chương trình đào tạo hiện nay không đáp ứng được nhu cầu học tập của SV trong chương trình, mặc dù họ vẫn phải tham gia mọi giờ lên lớp và mọi bài kiểm tra (và đa số là đạt!).

 

Với tỷ lệ học thêm này, khó có thể khẳng định tất cả những kết quả đạt được của SV (tức sự tăng trưởng về trình độ) chính là kết quả của quá trình đào tạo của nhà trường.

 

Trong số gần 1.000 SV trả lời câu hỏi về các chứng chỉ trình độ ngoại ngữ, 29% trả lời "có chứng chỉ quốc gia", chủ yếu là chứng chỉ B. Đáng lưu ý là chỉ có 3% "có chứng chỉ quốc tế" (TOEFL hoặc IELTS. Điều này chứng tỏ sự chênh lệch về trình độ của SV. Nhưng đáng nói ở đây là những SVcó chứng chỉ quốc tế (với điểm số khá cao) này đang phải ngồi học trong cùng một lớp với các SV có trình độ tiếng Anh trung bình.

 

Như vậy là, sự chênh lệch lớn về trình độ của các SV trong cùng một lớp chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hiệu quả trong đào tạo tiếng Anh ở bậc ĐH hiện nay

Trình độ chênh lệch, nhu cầu đa dạng: vẫn chung 1 chương trình học

Hiện nay, trong nhà trường có những quy định nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ của  SV bậc ĐH. Chẳng hạn, việc đạt được các mức trình độ quy định là điều kiện bắt buộc để được công nhận tốt nghiệp ĐH, là yêu cầu đầu vào, đầu ra của các chương trình đào tạo sau ĐH (Cao học và Nghiên cứu sinh); đồng thời cũng là một trong những điều kiện bắt buộc để được tham gia chương trình đào tạo sau ĐH tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

 

Điều đáng nói là mặc dù ngoại ngữ có vai trò quan trọng như vậy trong chính sách giáo dục ngôn ngữ của Việt Nam, nhưng năng lực ngoại ngữ của SV tốt nghiệp nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

 

Một cặp yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau và cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra sự bất cập về trình độ tiếng Anh của SV hiện nay: một bên là trình độ đầu vào rất chênh lệch của SV, đòi hỏi phải có một cách quản lý phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng trường và nhu cầu và trình độ của từng người học, và một  bên là cách quản lý cứng nhắc mang nặng tính hành chính, trong đó tất cả mọi SV với trình độ rất khác nhau (và thuộc các trường, các ngành học khác nhau) đều trải qua một thời lượng như nhau, cùng áp dụng một chương trình học có mục tiêu và cấu trúc tương tự như nhau (trang bị khả năng tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành, nhấn mạnh ngữ pháp, từ vựng và đọc hiểu và xem nhẹ kiến thức ngữ âm và các kỹ năng nghe, nói, viết).

 

Chính sự thiếu phù hợp giữa chương trình đào tạo cứng nhắc và trình độ và nhu cầu đa dạng của người học đã vô hiệu hoá phần lớn các nỗ lực của nhà trường, của các giảng viên và của người học.
 
Theo nhóm nghiên cứu, để khắc phục tình trạng nói trên, cần phải thực hiện sự thay đổi mạnh mẽ về cách quản lý giảng dạy tiếng Anh tại các trường. Và không chỉ là việc dạy ở bậc ĐH. Điều quan trọng hơn, cần tính đến cả tính hệ thống, từ bậc phổ thông.

  • Cam Lu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,