221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
556170
Bộ GD-ĐT "thử nghiệm" họp qua mạng
1
Article
null
Bộ GD-ĐT 'thử nghiệm' họp qua mạng
,

(VietNamNet) - Tổ chức hội nghị qua mạng được xem là giải pháp giảm bớt thủ tục hành chính và những tốn kém không đáng có. Phương án này sẽ được tiến hành thực hiện tại hội nghị tổng kết tuyển sinh ĐH, CĐ vào cuối tháng 12 này. Trao đổi với Giám đốc Trung tâm Tin học (Bộ GD - ĐT) Quách Tuấn Ngọc.

"Lâu nay tôi đi họp chủ yếu anh em gặp nhau cho vui là chính!"

- Thưa ông, việc họp qua mạng có đem lại những tiện ích như mong  muốn?

Việc họp qua mạng sẽ thay cho cách triệu tập hội nghị kiểu "truyền thống" hiện nay rất mất thời gian, lãng phí tiền của, công sức đi lại. Những cuộc họp trực tiếp thì nội dung thường cũng không phong phú hơn và rất tẻ nhạt vì thời gian để các vị lãnh đạo thường đọc... báo cáo có sẵn là chủ yếu. Thực tế, những cuộc họp tổ chức lâu nay rất hiếm khi có người trình bày hấp dẫn.
 

- Như vậy, việc lựa chọn hình thức họp này đã được Bộ GD - ĐT tính đến cơ sở khoa học cũng như "tuổi thọ" để có thể áp dụng "đại trà" cho tất cả các cuộc họp của ngành? Chẳng nhẽ tiến tới bỏ hết hội nghị ,hội thảo gặp mặt nhau để họp "ảo"?

Đâu có! Những cuộc gặp mặt như “Kỉ niệm 50 năm học sinh miền Nam trên đất Bắc” thì không thể lấy gì thay thế được vì đó là tình cảm, là những cái bắt tay nồng ấm, những cái ôm thắm thiết sau ngần ấy năm. Hoặc những cuộc hội thảo mà diễn giả trình bày theo cách xuất thần, có hồn người trong đó thì vẫn gặp nhau được.

Bộ GD- ĐT sẽ tổ chức khai trương buổi hội thảo qua mạng giáo dục và qua cầu truyền hình vào sáng ngày 22/12/2004 áp dụng đầu tiên cho buổi họp của Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ.

Cuộc họp "ảo" này diễn ra từ ngày 19/12/04, kết thúc sáng 22/12/04 bằng một cầu truyền hình video-conference qua 3 điểm Hà Nội - TP.HCM và Huế. Chất lượng bằng 0,9 VTV.

Tuy nhiên, theo tôi, đa phần các cuộc họp, nhất là các hội nghị tổng kết qui mô lớn trên toàn quốc, nên diễn ra dưới dạng "diễn đàn". Cầu truyền hình cũng là hình thức rất tốt nhưng nên chọn đúng lúc, đúng loại hình công việc để làm.

Cá nhân tôi, được mời đi hội họp cũng là lúc để gặp gỡ anh em bạn bè là chính, cho vui.


- Kiểu họp "ảo" sẽ được dùng phổ biến ở những cuộc họp có nội dung như thế nào và tối đa là bao nhiêu người?

Thật sự mà nói cũng nên giảm bớt đi tới mức tối đa, nên làm qua mạng. Tôi nói là nói chung cho tất cả các Bộ ngành chứ chẳng cứ gì Bộ GD-ĐT. Vì gặp nhau, thường là chỉ để nghe đọc báo cáo đã in sẵn. Sau đó dành khoảng 2 – 3 tiếng trao đổi được ít ý kiến. 

- Ý nghĩa của việc Bộ GD-ĐT tổ chức họp tuyển sinh theo cả hai hình thức "ảo" và thật qua cầu truyền hình? Có lường trước những sự cố có thể xảy ra để ứng phó?

Lần đầu tiên diễn tập mà. Cũng còn là để thể nghiệm hết cỡ. Sau đó rút kinh nghiệm tiếp.


- Rút kinh nghiệm rồi hướng đến một tương lai xa hơn, rộng hơn? Có nghĩa, nếu mô hình triển khai thử nghiệm thành công, ông có tính đến cần nhân rộng? 

"Hội họp quá nhiều mà hiệu quả thì rất thấp do bệnh hình thức hay chí ít cũng là do theo thói quen xưa nay vẫn thế (Không hội nghị thì thấy nó không hoành tráng)"

Chuyện họp qua mạng và qua cầu truyền hình mới chỉ là bước đầu. Về góc độ công nghệ, chúng tôi còn phải chuẩn bị đổi mới công nghệ trình bày để sao cho các đại biểu trình bày ý kiến của mình một cách hấp dẫn nhất. Việc này sẽ giúp cho cuộc hội họp sinh động hơn, thú vị và phải có thời gian chuẩn bị công nghệ và tập huấn.

- Vậy kiểu họp này sẽ tiết kiệm được bao nhiêu kinh phí so với các cuộc hội họp "truyền thống"?

- So với các cuộc họp triệu tập đại biểu trực tiếp về một địa điểm, sẽ tiết kiệm được khoảng 95% chi phí ăn ở, đi lại. Tôi chỉ nói cụ thể cuộc họp tuyển sinh chẳng hạn. Nếu làm qua mạng, ước tính sơ bộ tiết kiệm đi lại cho số đại biểu miền Nam ra họp. Cứ 4 triệu một người, tiền vé, khách sạn, v,v..., nhân lên với 300 người là 1,2 tỉ, chưa kể thời gian đi lại.

- Hình thức họp qua mạng có thể ứng dụng được ở bất kỳ cuộc họp nào, kể cả họp Quốc hội chứ ?

Tại sao không!  Thí dụ như việc đóng góp ý kiến và sửa đổi câu chữ cho dự thảo các loại Luật, một phần giải đáp thắc mắc cử tri … là đều có thể áp dụng.
Sửa đổi câu chữ mà phải đưa ra cuộc họp toàn thể như ta thấy trên tivi là rất lãng phí, ít nhất về mặt thời gian.

Tôi đang hình dung việc họp Quốc hội nếu rút ngắn xuống còn độ một nửa thời gian thì tuyệt vời rồi. Ở trên tôi phân tích, họp qua mạng là phát biểu song song nhiều ý kiến nên sẽ rất hiệu quả, không phải chờ đợi lần lượt. Tất nhiên để làm việc này, các đại biểu phải sử dụng máy tính nối mạng và họ có thể ngồi từ nhà để đóng góp ý sửa đổi Luật.

- Xin cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,