221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
559260
1 lưu học sinh "nuôi" 88 tiến sĩ
1
Article
null
1 lưu học sinh 'nuôi' 88 tiến sĩ
,

(VietNamNet) - Lâu nay, nói đến đào tạo tiến sĩ (TS), dư luận thường băn khoăn về tính hiệu quả của các luận án nghiên cứu. Một đề tài cấp Bộ (Bộ Y tế) đã "cận cảnh" 100 luận án tiến sĩ ở một lĩnh vực của y học để xem xét thực hư của vấn đề.

Y học dự phòng phát triển tốt sẽ tạo ra sự phòng ngừa vững mạnh trước thảm họa của các đại dịch

Đề tài "Nghiên cứu tính hiệu quả đào tạo của một số luận án tiến sĩ y học dự phòng (YHDP) giai đoạn 1998-2002", cũng là luận án tiến sĩ vừa được bảo vệ thành công tháng 11/2004 của TS Đỗ Văn Nhượng. TS Nhượng hiện đang công tác tại Bộ GD-ĐT.

Hiệu quả kinh tế: chỉ 6%

TS Nhượng đã khảo sát tính hiệu quả của các luận án này ở các khía cạnh: lợi ích về công nghệ và lợi ích kinh tế - xã hội.

Theo đó, số lượng luận án có kết quả tạo lập sản phẩm mới, có giá trị công nghệ là 20%. Thực chất, những sản phẩm này chưa có tính đột phá lớn gây tiếng vang hoặc có giá trị kinh tế lớn. Luận án thuộc chuyên ngành Virut học chiếm tỷ lệ cao nhất: 6/7 luận án có sản phẩm mới.

Ít chứ không phải nhiều

"Hoạt động cho YHDP chiếm 60% hoạt động toàn ngành y dược. Thế nhưng số TS YHDP chỉ có 28,05% trong tổng số TS ngành y dược nói chung. Nếu tốc độ đào tạo trong 5 năm qua là 100 TS, bình quân mỗi năm số TS sẽ được đào tạo là 20 người (cho 8 chuyên ngành YHDP), đến 2020 sẽ có 360 TS. Như vậy phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực bậc cao ở mức 1,5 - 2 lần mới đảm bảo lực lượng bổ sung, thay thế". - TS Đỗ Văn Nhượng

19% số luận án có kết quả chuyển giao công nghệ mới, chủ yếu là kết quả của những nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đã và đang áp dụng trên thế giới vào thực tế Việt Nam.

Xét hiệu quả về lợi ích kinh tế và xã hội, chỉ có 6% số luận án mang lại hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế ở đây chủ yếu là tiết kiệm được giá thành sản phẩm so với nhập ngoại của vacxin phòng bệnh, các loại mẫu chuẩn quốc tế và chi phí cho công tác phòng, chữa bệnh.

47% luận án có tác động cải thiện phục vụ xã hội, dân sinh, 22% góp phần xây dựng chủ trương, chính sách y tế.

Khả quan hơn cả là con số 88% luận án có giá trị phát triển học thuật, tri thức chuyên ngành.

2,9% bài báo đăng ở tạp chí nước ngoài

Kết quả nghiên cứu của 100 luận án đã được đăng tải trên 30 loại tạp chí với 518 bài báo khoa học.

Một điều đáng ngẫm nghĩ là chỉ có 2,9% được đăng trên tạp chí nước ngoài (15 bài). Còn lại, hầu hết được đăng tải trong nước: Tạp chí Y học thực hành (20%), Kỷ yếu hội nghị khoa học của trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược TP.HCM (18,7%), Tạp chí Y học dự phòng (14%). Phần còn lại, đăng tại các công trình nghiên cứu khoa học cấp viện, trường, học viện (8,7%).

16,8% NCS không tham gia bất cứ đề tài khoa học nào trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Gần một nửa học TS  về được lên chức

Đề tài cũng khảo sát sự thay đổi vị trí công tác của những người sau khi bảo vệ luận án TS. Tỷ lệ không thay đổi vị trí công tác (47,5%) và được đề bạt lên vị trí công tác cao hơn sau khi hoàn thành chương trình đào tạo TS (46,2%) là gần ngang nhau.

Một con số khác cũng đáng lưu ý: có tới gần 18% số NCS chưa có khái niệm về đề tài sẽ nghiên cứu hoặc hướng nghiên cứu. Số bác sĩ này nhận đề tài một cách thụ động từ các thầy cô giáo sẽ hướng dẫn mình sau khi thi đỗ các môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và ngoại ngữ.

Có hơn 51% NCS đảm nhiệm vị trí chủ nhiệm, phó chủ nhiệm đề tài nhánh cấp nhà nước đến cấp cơ sở. Đặc biệt, có gần 17% NCS không tham gia bất cứ đề tài khoa học nào trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu luận án TS.

1 lưu học sinh "nuôi" 88 tiến sĩ

So sánh kinh phí đào tạo 1 TS du học bằng ngân sách Nhà nước và 1 TS YTDP trong nước (theo triệu đồng VN: ở Mỹ, Anh, Nhật là 1 tỷ 572 triệu, ở Hà Lan, Bỉ: 1 tỷ 212 triệu, ở Úc, NiuDilân: 992 triệu, ở Pháp, Đức: 468 triệu và ở Việt Nam: 22 triệu)

Theo TS Nhượng, để hoàn thành phần nghiên cứu luận án TS, NCS phải tự lo toan cơ sở vật chất, phần hỗ trợ của Nhà nước quá thấp. Tính "tiết kiệm" nhất thì chi phí để "làm" một luận án TS khoảng 80 triệu đồng.

TS Nhượng so sánh: So với các chuyên ngành khác, việc đào tạo TS tại nước ngoài chuyên ngành ngành y dược phải trả tiền học rất cao.

Chẳng hạn, đào tạo TS dược học chuyên ngành công nghệ bào chế thuốc tại trường ĐH Tổng hợp London - Anh, các khoản phải chi cho một năm học không kể tiền bảo hiểm y tế, vé máy bay đi và về, số tiền phải chi cho một NCS là 31.360 USD, tương đương 486 triệu đồng; kinh phí trong 4 năm là hơn 1,9 tỷ. Số này tương đương với kinh phí của 39 đề tài nghiên cứu cấp bộ nếu tính trung bình mỗi đề tài được cấp 50 triệu đồng, hoặc gấp 88 lần so với kinh phí cấp cho đào tạo TS tại các trường ĐH, học viện nghiên cứu (22 triệu đồng/4 năm).

TS Nhượng nhận xét: Về chất lượng luận án cũng như trình độ của TS giữa hai đối tượng này cho tới nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu. Nhưng một điều dễ nhận thấy là đào tạo 1 TS ở nước ngoài với giá thành cao như vậy cũng khó có thể vượt trội về hàm lượng khoa học trong luận án TS so với 10 luận án TS đào tạo trong nước nếu NCS  trong nước được hưởng 1/10 số kinh phí đó (194 triệu đồng).

Mặt khác, đối với ngành YHDP, đa phần NCS không có điều kiện tăng thu nhập kinh tế như mở phòng mạch tư, khám bệnh ngoài giờ nên khoản kinh phí trung bình trên 80 triệu đồng cho việc hoàn thành một luận án TS y học là vấn đề khó khăn rất lớn nếu NCS không được tham gia đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước hoặc cấp bộ.

  • Hạ Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,