221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
559646
Dạy hay "doạ"?
1
Article
null
Dạy hay 'doạ'?
,

(VietNamNet) - Suýt chút nữa thì học sinh (HS) tại một trường THPT dân lập ở Hà Nội bị chuyển trường do cô giáo chủ nhiệm không ưa. Xuất phát từ những lý do tưởng chừng rất đơn giản, nhưng không khí nặng nề không chỉ xảy ra giữa HS trong lớp mà còn làm tình cảm giữa thầy - trò phai nhạt.

Lớp học cuối cấp, một hôm, gần nửa lớp đùng đùng viết đơn kiến nghị đòi thay đổi giáo viên chủ nhiệm. Trong số viết và ký vào đơn, có những HS học lực khá, có em đã từng là cán bộ lớp gương mẫu. Cũng chẳng phải chuyện bất thường, vì trước đó, một lần HS "đòi" được thay giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã chấp thuận.

Lần này, lý do "đổi" giáo viên chủ nhiệm là bởi "sự thiên vị của cô đã tạo thành sự chia bè rẽ phái trong lớp".

Chuyện cô giáo yêu bạn này, không thích bạn kia là điều khó có thể tránh khỏi trong một lớp học. Nhưng cách xử lý như thế nào để trở thành giáo viên dạy giỏi đã khó, mà đòi hỏi phải có phương pháp, tâm lý giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi HS thì càng khó hơn.

HS thời nay khác nhiều, "dám nghĩ, dám làm" - đôi lúc có chút thái quá, nhất là ở các trường dân lập. Chưa kể trong lớp có cả những trò cá biệt không lấy gì làm ngoan ngoãn với các thầy, cô.

Tuy nhiên, không phải không có giải pháp ứng phó cho những trường hợp "bất đồng" giữa cô giáo và HS nếu cô dân chủ và nhất là công tâm thực sự.

Đằng này, cô giáo lại để một số HS trong lớp làm "sứ giả" mỗi khi mình vắng mặt. Khi được tin gần nửa lớp viết đơn đòi "đổi" chủ nhiệm, cô lên lớp tuyên bố không chấp nhận những HS như vậy. Không chỉ thế, còn "bới lá tìm sâu" những lỗi đã phạt học trò để phạt lại.

"Nếu như chúng em có làm sai, cô phải là người bên cạnh nhắc nhở, dạy bảo đúng với nghĩa của người giáo viên chủ nhiệm, có cái tâm như một người mẹ thứ hai chứ không chỉ là mắng và doạ dẫm. Năm học này là năm cuối cấp, chúng em muốn có một kết quả tốt và những kỷ niệm đẹp trước khi ra trường. Nhưng nếu lớp chia bè phái như thế thì liệu chúng em sẽ còn những kỷ niệm gì với nhau?". Thắc mắc của những học sinh - có thể là chưa ngoan thực sự và chưa ngoan dưới mắt cô giáo - có lẽ cũng là điều đáng suy nghĩ.

  • Kiều Oanh 

Xin thầy hãy dạy cho con tôi...

"Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật..". Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln  (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng vẫn giữ nguyên tính  "thời sự" và gợi nhiều suy nghĩ, nhất là khi ngành giáo dục vừa phát động phong trào thi đua đặc biệt để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,