221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
563940
Trung tâm ngoại ngữ "ngoại": dễ vào, khó ra!
1
Article
null
Trung tâm ngoại ngữ 'ngoại': dễ vào, khó ra!
,

(VietNamNet) - TP.HCM có khoảng 20 trung tâm ngoại ngữ ngoại. Nơi nào cũng: giáo viên nước ngoài, tận tình; phương pháp học sinh động, hiệu quả; cơ sở vật chất hiện đại, an toàn và đầy đủ tiện nghi.

Bởi thế, quyết định "đầu quân" trong một trung tâm nào đó, nhiều học viên phải đau đầu...

 

Trăm kiểu tiếp thị...

Một lớp học của trường đào tạo Việt Mỹ. Cơ sở này từng có những học viên đạt kết quả tốt như em Nam Anh, 8 tuổi, được 550 điểm TOEFL
Cách thu hút học viên của các trung tâm phổ biến là tặng thêm học phí và kéo dài thời gian học.

Tại trường đào tạo Việt Mỹ, nếu đến theo nhóm trên 3 người thì mỗi người sẽ được giảm 5% học phí, đóng học phí trọn gói sẽ được miễn giáo trình suốt khoá học. Còn trường Anh ngữ quốc tế SITC, học viên đóng học phí trọn năm được khuyến mãi tặng một giáo trình, một CD luyện nghe, miễn phí lệ phí thi xếp lớp, được học miễn phí 3 tháng Anh văn thương mại, được tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế  từ London, Anh quốc. Trường Ngoại ngữ Đông Âu thì giảm đến 40% học phí khi đóng trọn 1 năm. Cleverlean (186 Nguyễn Thị Minh Khai), lại thu hút học viên bằng cách giảm bớt học phí cho các khoá học tiếp theo.

Hầu hết, các trung tâm đều chào đón học viên bằng cách giới thiệu có giảng viên nước ngoài.  Phương pháp học, điều kiện cơ sở vật chất, các câu lạc bộ,  sinh hoạt dã ngoại... cũng là cách để thu hút học viên.

Trước đây, các trung tâm chỉ tập trung chương trình lấy bằng TOEFL. Nhưng hiện nay, mọi lứa tuổi đều có chương trình học phù hợp.

Như ILA, có cả Anh ngữ dành cho thiếu nhi từ 6-11 tuổi, thiếu niên 10-15 tuổi, thanh thiếu niên 15-18 tuổi, dành cho người lớn, Anh ngữ giao tiếp. Cleverlearn thì có chương trình Tiếng Anh tổng quát, luyện viết, luyện nghe nói...Rồi thì Anh văn mẫu giáo, Anh văn thiếu niên, Anh văn TOEIC, đào tạo cho doanh nghiệp, thời khoá biểu dành cho người bận rộn, v.v...

Thường xuyên khai giảng các khoá học, mỗi ngày đều có hai giờ thi xếp lớp, thậm chí thi xếp lớp ngay khi học viên có yêu cầu...là điều kiện thuận lợi cho học viên cũng là một trung tâm lôi kéo học viên về với mình.

Không những vậy, ngày càng có nhiều trung tâm tạo dựng được chuỗi hệ thống trường, phân bổ ở khắp các quận trong thành phố như Hội Việt Mỹ, trường đào tạo Việt Mỹ hay trường Anh ngữ quốc tế SITC...

Không để học viên thoát!

Một buổi tối, tôi ghé qua trường Đào tạo Việt Mỹ. Anh bảo vệ nhẹ nhàng trao tay thẻ giữ xe và hướng dẫn vào bên trong.

"Cho em xin tờ bướm", đợi có thế, chị tư vấn viên lịch sự: "Mời em ngồi! Em muốn học chương trình gì? Em đã từng học qua Anh văn?...". Và sau đó là một chuỗi những thông tin về trường lớp, giáo viên, các chế độ miễn giảm, các hoạt động ngoại khoá. Chia tay tôi bằng lời dặn: "Sáng mai nhớ đến đúng giờ thi xếp lớp nhé! Nhớ rủ thêm bạn đi học cho vui".

Một người bạn cho hay: "Việt - Mỹ là nơi ít "níu kéo" học viên nhất. Đến nhiều trung tâm khác,  đừng mong cầm tiền quay về".

Tôi gọi điện đến trung tâm ngoại ngữ Đ. để đăng ký học, đầu dây là giọng nói nhỏ nhẹ của một nhân viên nữ: "Em tên gì? Có số điện thoại không, để chị gọi lại trò chuyện với em". Sau một hồi tư vấn, cô nhân viên dặn dò: "Sáng mai em đến gặp chị L nhé! Học Anh văn, em phải chăm chỉ. Em lớn rồi, ba mẹ tạo điều kiện cho đi học thì ráng mà học, sau này mới mong có địa vị em ạ!...".

Chị nhân viên cũng không quên ghi lại điện thoại, địa chỉ của tôi. Và, hôm sau, trước giờ hẹn 15 phút, chị đã gọi điện để nhắc tôi đến thi xếp lớp.

Đến với trung tâm C. cũng thế, anh tư vấn viên nói ngay: "Hiện nay, cái bằng B của mình không là gì với các doanh nghiệp". Sau khi giới thiệu về trung tâm, anh tiếp tục: "Giờ em có thời gian không, anh bố trí cho em kiểm tra trình độ luôn, thầy nước ngoài sẽ làm bài test với em trong vòng một tiếng. Nếu không, sáng mai em tới cũng được".

V.D, cô bạn là tư vấn viên ở một trung tâm ngoại ngữ kể rằng, nhân viên bảo vệ lưu lại hết số lượng học viên đến gặp tư vấn viên trong một ngày. Nhân viên nào để "xẩy" học viên sẽ bị nhắc nhở. Cô bạn còn than thở: "Hôm nào không kiếm được 2 học viên, coi như ăn mắm! Nếu đã nắm chắc trong tay 2 học viên thì...có quyền ăn chơi".

V.D cho hay, tư vấn viên cũng là một nghề khá căng thẳng, sự đào thải cao. Chỗ của V.D, ít ai được ở lại qua năm thứ hai. "Mình không đi thì trung tâm cũng tìm cách để đuổi việc. Ai có năng lực thì họ sẽ bố trí nhiệm vụ khác".

Tiền thì ngoại, còn chất lượng...

Cơ hội du học mở ra ngày càng nhiều là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học viên lựa chọn học ngoại ngữ tại trung tâm ngoại.

Giá thấp nhất của một lớp Anh văn tổng quát tại trường Đào tạo Việt Mỹ là 40USD cho một khóa học năm tuần với giáo viên người Việt. Học phí sẽ tăng dần theo cấp độ lớp và số lượng thời gian học với giáo viên người bản xứ. Học phí của lớp 1 là 100 USD, và đến lớp 12 là 160 USD/60 giờ học. Riêng các lớp đặc biệt giá 550 USD/240 giờ học. Nếu tính riêng chi phí để học hết chương trình Anh văn tổng quát của trường Đào tạo Việt Mỹ, học viên phải tốn gần 2.000USD. Tuy nhiên, giá học phí của trường đào tạo Việt Mỹ chưa phải là cao nhất.

Tham khảo giá học phí chương trình Anh ngữ dành cho người lớn của trường ILA. Theo như bảng giá, muốn học xong khoá Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, học viên phải đóng gần 1.000 USD.

Một điều mà các trung tâm ngoại đảm bảo phần nào với học viên là cơ sở vật chất. Phải công nhận rằng, cung cách tiếp đón, phòng học, bàn ghế...của các trung tâm ngoại đều hiện đại. Các phòng học đều được gắn máy lạnh. Các trung tâm đều có phòng Lab, được kết nối Internet...

Gặp một người quen đang làm tư vấn viên tại một trung tâm, anh bạn đã cản ngay: "Chỉ mác ngoại và tiền ngoại thôi, chất lượng không nhiêu đâu. Ở chỗ thân quen mình mới nói", khi nghe tôi có dự định đóng tiền học.

Một lập luận được đưa ra, đây là một lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận. Trung tâm của anh mới thành lập hơn một năm, số học viên vẫn còn ít, nhưng theo anh biết, mỗi ngày, thu được trên 50 triệu tiền học phí. Và anh bạn làm một phép tính: mỗi lớp học có 20 học viên, mỗi học viên đóng ít nhất 100USD/10 tuần.

Lương của 1 giáo viên người Việt cao lắm là 3 triệu. Tôi theo dõi chương trình học của các học viên, cả năm nay, rất hiếm học viên học hết khoá.

Một thầy giáo đang giảng dạy tại trường Đ.D thì nhận xét: "Tiền thì ngoại, nhưng giáo viên giảng dạy chưa chắc. Trung tâm nào cũng vậy, đa số giáo viên người Việt. Nếu may mắn, bạn chọn được một ông thầy năng động, luôn tìm tòi tài liệu để cung cấp cho học viên thì giờ học của bạn khá tốt. Còn không...Các trung tâm vẫn không hiếm những giảng viên có trình độ kém".

Bạn Nguyễn Văn Vượng, có thâm niên học ở Hội Việt Mỹ nhận xét: "Chương trình học, phương pháp dạy thì được, nhưng với giá như hiện nay, khó theo đến cùng. Học ở đây, buộc học viên phải chăm học, nghỉ học phải có phép. Nếu thi vượt lớp không được thì phải đóng tiền học lại".

Chuyện gặp thầy không thích hợp được nhiều học viên các trung tâm ngoại phản ánh nhiều. Như ý kiến của Thanh Tuyền: "Tuyền đã từng gặp một giảng viên không năng động lắm, cố học tại ILA được 1 khoá thì bỏ".

Tuy nhiên, Tuyền lý giải: "Trong khi các trường phổ thông và ĐH của mình chưa chú trọng đến kỹ năng nghe và nói, thì các trung tâm ngoại đáp ứng được nhu cầu hơn cả".

  • Đoan Trúc 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,