221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
564860
"Chúng tôi muốn được quản lý rõ ràng!"
1
Article
null
'Chúng tôi muốn được quản lý rõ ràng!'
,

(VietNamNet) - Cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Dư, 32 tuổi, Giám đốc trung tâm giáo dục London-có thâm niên quản lý trung tâm ngoại ngữ ngót 10 năm- không chỉ nằm trong chuỗi đề tài học tiếng Anh ngoài nhà trường, mà qua đó, còn cho thấy một cách nhìn về "kinh doanh giáo dục".

Soạn: AM 242940 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

 - Bà thấy đâu là lợi thế cạnh tranh của trung tâm trong hệ thống các cơ sở đào tạo tiếng Anh không chính quy tại Hà Nội hiện nay?

-  Có lẽ đó là mức học phí "vừa phải". Hiện nay, tại Hà Nội có khoảng 5 cơ sở giáo dục Anh ngữ cao cấp. Những cơ sở này phục vụ hẳn một đối tượng có điều kiện kinh tế khá giả. Còn khoảng 20 trung tâm hướng tới đối tượng phổ thông và trung tâm của chúng tôi thuộc con số 20 này. Đây là đối tượng rất khó "làm".

Tôi nói lợi thế về học phí, vì trung tâm của tôi xác định đối tượng là "số đông" có nhu cầu học tiếng Anh, nhưng đã mạnh dạn đầu tư về cơ sở vật chất.

So với một số cơ sở khác, chúng tôi chưa có được ưu thế về chăm sóc học viên kỹ càng như: tìm hiểu sở thích cá nhân của họ. Có lẽ do số học viên trong một lớp học của chúng tôi đông hơn.

- Trong số 20.000 lượt học viên của trung tâm, đối tượng nào tham gia nhiều hơn cả?

- Nhiều nhất là trẻ em từ 4 đến 12 tuổi. Chương trình được các đối tượng khác, không chỉ trẻ em chọn nhiều, là Anh văn giao tiếp.

- Trung tâm Anh ngữ London thường có các hoạt động tặng thẻ học miễn phí, trao học bổng cho học sinh, sinh viên. Theo bà, cách trao học bổng của các trung tâm đào tạo hiện nay có phải là hình thức "làm thương hiệu" một cách hiệu quả?

Một lớp học tại trung tâm

- Trung tâm của chúng tôi còn là một thành viên của Hiệp hội UNESCO Việt Nam. Những thành viên của hiệp hội này có nhiệm vụ "truyền bá kiến thức giáo dục".

Còn chuyện tặng thẻ học phí cho học viên nghèo là chúng tôi muốn tạo cơ hội cho các em. Cũng có một lý do xuất phát từ chuyện khi đang là sinh viên, tôi có tham gia dạy tại một trung tâm ngoại ngữ. Giữa 2 ca lên lớp, từ 5h đến 7h và 7h30 đến 9h30 tối, tôi thường ngồi nghỉ ngay ở lớp.

Có một anh xe ôm thường xuyên tranh thủ 30 phút lớp học vừa tan, nhặt viên phấn lên, học từ mới một cách say mê. Thế nhưng, qua tiếp xúc, tôi thấy hầu như anh không nắm được gì. Bạn thấy đấy,  người ta học ngoại ngữ vài khóa cũng còn chưa chắc.. Tôi có đề nghị với ông Giám đốc trung tâm cho anh ấy 1 thẻ học miễn phí, xếp vào một lớp học cũng đâu đáng bao nhiêu. Nhưng ông ấy không đồng ý.

- Hình như ngoài hệ thống cơ sở đào tạo Anh ngữ theo diện "không chính quy", bà còn tham gia làm giáo dục ở cả khu vực chính quy?

Đúng là tôi còn mở 1 trường tiểu học tư thục. Điều này xuất phát từ thực tế: ở khu vực quận Hoàn Kiếm, có nhiều ông bố bà mẹ làm việc nên nhu cầu cho con đi học gần nơi làm khá lớn.  Chúng tôi cấm giáo viên không được dạy thêm và cố gắng đảm bảo cho thu nhập của các cô đảm bảo, thấp nhất là 1,7 triệu. Ngoài ra, các giáo viên trong trường không có  3 tháng hè và thay vào đó họ phải làm công tác tuyển sinh.

 -Bà khởi nghiệp lúc 23 tuổi với việc đầu tư 2 tỷ đồng. Hẳn là bà phải được sự hỗ trợ lớn từ phía gia đình?

- Tôi có một đối tác là người Pháp. Ông ấy có vợ là người Việt Nam, bị ung thư. Ông ấy đầu tư 70% và chỉ yêu cầu bảo toàn vốn. Tôi quen được ông ấy vào một dịp tình cờ, khi còn là sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, đã giúp họ đi tìm mộ trạch của người mẹ. Có lẽ đây là sự may mắn của tôi chăng? Tôi thì nghĩ: đó là một bài học về chữ "tâm". Người đàn ông này đã tạo cho tôi cơ hội. Vậy thì mình cũng cố gắng tạo cơ hội cho nhiều người.

-Có thể hiểu, bà khá nhạy bén trong lĩnh vực làm dịch vụ giáo dục. Bà nghĩ thế nào về vấn đề đang được tranh cãi sôi nổi hiện nay là "có hay không thị trường giáo dục"?

- Tôi nghĩ rằng, làm giáo dục không thể lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, mà cần phải có cái tâm. Chỗ chúng tôi, có nhiều người đến học là người ngoại tỉnh. Ngay cả những nhân viên của trung tâm cũng vậy.

Đã có nhiều người làm với chúng tôi một thời gian rồi tách ra mở trung tâm riêng. Nhưng chúng tôi vẫn duy trì và phát triển thêm được 3 cơ sở mới. Phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nắm bắt nhiều hơn nguyện vọng của họ, đó mới là bí quyết làm giáo dục lâu dài.

- Trong quá trình làm giáo dục thế này, bà thấy điều gì khó khăn nhất?

- Khó khăn thì có nhiều. Nhưng điều có lẽ không chỉ tôi mà nhiều cơ sở làm giáo dục khác đều gặp phải đó là quản lý về nhà nước không rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi muốn làm một cái gì đó cũng không biết xoay sở ra sao.

Chẳng hạn, muốn tổ chức một câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh thì không biết phải xin phép như thế nào. Xin với cục biểu diễn nghệ thuật thì bên công an bảo "không phải". Còn xin bên Sở GD-ĐT thì được "đồng ý theo ngành dọc nhưng lại vẫn phải xin cơ quan có thẩm quyền", tức là không thể không qua phần quản lý về nghệ thuật biểu diễn. Cuối cùng, chúng tôi "lách" bằng cách mời một ca sĩ đến dự CLB, xin phép là biểu diễn, mặc dù mục đích của CLB là để học viên trau dồi kỹ năng tiếng Anh.

Rồi thì, mức học phí thu bao nhiêu là hợp lý, học ở trình độ nào thì thu kiểu nào, cũng chưa có quy định. Hay như chuyện thuế: có nộp hay không nộp. Khi cơ quan chức năng đến thu, chúng tôi bảo giáo dục là lĩnh vực không đánh thuế. Nhưng cũng chẳng có văn bản pháp quy nào chìa ra để chứng minh.

- Xin cảm ơn bà!

  • Hạ Anh (thực hiện)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,