221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
602552
Bị đuổi học chỉ vì hôn nhau
1
Article
null
Bị đuổi học chỉ vì hôn nhau
,

(VietNamNet) - Thời gian gần đây, báo chí của giới trẻ Trung Quốc đã tốn nhiều giấy mực để tranh cãi nhau về vấn đề quan hệ tình cảm của sinh viên trong trường đại học. Tất cả bắt đầu từ sự việc của một đôi bạn trẻ trong trường ĐH ở Thành Đô.

Những cảnh thế này không phải hiếm gặp ở các trường ĐH Trung Quốc

Chỉ vì động tác "nằm xuống"...

La Lợi Na và Lưu Lực Vĩ học cùng lớp ở một trường ĐH ở Thành Đô và là người yêu của nhau. Trong một buổi tự học trên lớp, sau khi đọc sách được hơn một tiếng đồng hồ, đôi bạn trẻ bắt đầu có những động tác thân mật: ôm và hôn nhau rồi... nằm xuống đất. Họ không biết rằng, mọi hành động đều bị máy quay của trường ghi lại. Và họ càng không biết rằng, hành động " nằm xuống" của mình trở thành một tình tiết quan trọng để nhà trường khai trừ...

Ba ngày sau, Lê Lợi Na và Lưu Lực Vĩ bị mời lên văn phòng nhà trường làm kiểm điểm. Hai SV này đã phải viết bản tường trình. 10 ngày sau, nhà trường gọi phụ huynh của 2 SV đến thông báo sự việc. Sau đó 2 hôm, trường chính thức ra quyết định đuổi học 2 SV.

Sau khi xảy ra sự việc, mẹ của Lê Lợi Na đã đưa con mình đến bệnh viện để kiểm tra. Bệnh viện kết luận: Màng trinh của Lê Lợi Na vẫn còn nguyên vẹn. Điều đó có nghĩa: Na và Vĩ vẫn chưa đi quá giới hạn. Nhà trường lại cho rằng chứng cứ đã rõ ràng nên giữ nguyên quyết định đuổi học. Sau vụ việc này, rất nhiều SV trong trường phản đối: họ rất hiểu quan điểm của nhà trường, nhưng tại sao được phép kết hôn còn hôn nhau thì lại không?

SV khó kiếm chỗ để hôn

Sau khi báo chí đăng tải vụ việc, SV các trường ĐH của TQ đã bàn luận xôn xao. Báo Thanh niên Trung Quốc đã nhận được văn đăng toàn văn lá thư của một SV ĐH ở Nam Kinh bày tỏ sự bất bình.

SV  này còn đưa ra câu hỏi: SV ĐH được phép hôn nhau ở đâu? Bởi, lớp học không phải là nơi phù hợp để SV hôn nhau. vì đây là nơihọc hành. Kí túc xá thì lại càng không vì các trường ĐH của Trung Quốc đều rất kiên quyết trong việc cấm nam sinh vào phòng nữ sinh và ngược lại. Trong khuôn viên trường thì ban ngày lại càng không phù hợp vì đông người qua lại, ai dám hôn nhau.

Buổi tối thì có thể,  dưới rặng cây, trên ghế đá, bên bờ hồ... Nhưng hỡi ôi, tình trạng " đất chật người đông" đã khiến xảy ra nhiều vụ " tranh chấp" không đáng có. Ngoài ra, không kể đến việc có nhiều kẻ vì tò mò nên rất thích quay trộm " đời tư" của người khác, hoặc đôi lúc lại có bảo vệ trường cầm đèn pin đi tuần.

Thế còn hôn nhau ở nhà thì sao? Càng không thể bởi theo quy định, tất cả các sinh viên ĐH của TQ đều phải ở KTX.

Hay là hai người tự gây dựng một gia đình nhỏ? Tất nhiên là không thể bởi đạo đức và dư luận không cho phép làm như vậy.

Còn ở những nơi công cộng như công viên, nhà hàng, rạp chiếu phim thì cũng bị hạn chế. Hơn nữa đã là sinh viên thì đâu phải lúc nào cũng có tiền đi đến những nơi "xa xỉ" như vậy.

Tôi cũng thường xuyên tự hỏi rằng: thế hệ cha anh mình ngày xưa đã hôn nhau ở đâu nhỉ?" Chúng tôi là những thanh niên đang độ tuổi 20, chúng tôi có quyền được yêu. Có thể nói rằng, vài năm gần đây xã hội, nhà trường, phụ huynh đều có thái độ khá khoan dung trước tình yêu sinh viên. Tuy nhiên chúng tôi lại cảm thấy " khoảng trời riêng" dành cho mình càng ngày càng bị thu hẹp.

Còn có rất nhiều ý kiến đồng tình với lá thư của sinh viên ở Nam Kinh trên. Một SV nói rằng, bản thân họ phản đối những hành động quá lộ liễu của nhiều đôi nam thanh nữ tú trong trường ĐH, nhưng, họ rất hiểu và thông cảm với những tình cảm của giới trẻ.

Sinh viên: nghĩa là bất tiện hôn nhau

Một giáo sư ở học viện Khoa học xã hội nhân văn thuộc trường ĐH Công nghệ Nam Kinh bày tỏ ông cũng cảm thấy khó coi khi thấy SV có những hành động thân mật. Bởi vậy, ở những nơi công cộng bất kể là sinh viên hay giáo viên đều nên chú ý đến hành vi của mình, đó là thể hiện của sự văn minh, đồng thời cũng là sự tôn trọng người khác.

Bên cạnh những ý kiến biểu thị thông cảm, lại có rất nhiều ý kiến cho rằng: khi đã chấp nhận cuộc sống SV thì phải chấp nhận "hôn nhau là không tiện". Trước khi hai bên thân mật, phải nghĩ đến việc tôn trọng người khác.

 Những bất tiện của SV trong việc lựa chọn "khoảng trời riêng" có thể được thông cảm. Nhưng không riêng chỉ có SV, tất cả những người đang yêu đều có những phiền não trong việc tìm "khoảng trời riêng" cho mình.

Còn đây là một trường hợp ở Việt Nam:  Một lần lầm lỡ...

  • Thành Nam (từ Bắc Kinh)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,