221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
612670
Đối thoại với Tầm Thư về "sống thử"
1
Article
null
Đối thoại với Tầm Thư về 'sống thử'
,

Nhà báo, nhà thơ Trần Hòa Bình, giảng viên Phân viện Báo chí Tuyên truyền Hà Nội còn được biết đến với cái tên Tầm Thư nổi tiếng, chuyên gia "gỡ rối tơ lòng" cho các bạn trẻ trên báo Tiền Phong. Nhìn nhận về hiện tượng "sống thử", Tầm Thư cho rằng, phần nhiều trường hợp là "té nước theo mưa".

Tầm Thư - nhà báo Trần Hòa Bình

"Theo tôi, có đến 80% các sinh viên đã sống thử, sau khi trừ đi những khuếch khoác của các bạn nam, trừ đi sự rụt rè của các bạn nữ.

Những cặp như thế, họ lấy nhau như thế nào? Chỉ có 10 - 15% trong số đó tiến tới hôn nhân. Vậy thì sống thử sẽ đem đến điều gì? Những con số đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Hình như nhiều bạn không biết hay cố tình không nghĩ đến sống thử để làm gì?

Khi một người đã có thể sống thử với 1 người, họ cũng có thể sống thử với một người khác. Khi đã sống thử, cái mất mát lớn nhất chính là sự nhìn nhận về tình yêu không còn đẹp đẽ nữa. Khi mình không có chuẩn mực, không ý thức được, hậu quả sẽ xảy ra".

Tôi hơi bất bình khi đọc được ý kiến của Tầm Thư, nhất là cái ý "té nước theo mưa" cho biết mùi đời. Tôi cho rằng ý kiến này đưa ra là bảo thủ và mang nhiều định kiến đối với quan niệm sống của giới trẻ. Hơn nữa còn thể hiện sự không tôn trọng và thiếu hiểu biết về suy nghĩ của giới trẻ hiện nay. Tầm Thư nghĩ sao? (Pam, 22 tuổi, Hà Nội)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Tôi xin nói một cách đầy đủ như sau: "Tôi ngờ rằng phần lớn trong số họ không có ý thức rõ ràng về vấn đề sống thử. Họ chỉ tranh thủ "té nước theo mưa" cho biết mùi đời thôi và như thế tức là buông thả. Tôi phản đối. Nhưng nếu họ hiểu đúng mục đích của sống thử với ý định nghiêm túc và có sự "bảo hiểm" bằng nhân cách, thì... tôi chẳng có lý do gì để phản đối". Đây là một câu tôi đã trả lời phỏng vấn trên báo.

Bác sĩ, chuyên gia tư vấn Nguyễn Thu Giang - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ vị thành niên:

Những tổn thương về mặt tinh thần cũng không thể thấy ngay trước mắt. Hậu sống thử, các bạn nữ sẽ cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống. Các bạn nam, nếu là người có trách nhiệm, sẽ không khỏi áy náy khi vì nhiều lý do không thể tiến tới hôn nhân.

Là một thằng con trai, tôi có thể khẳng định rằng, nếu cho phép được sống thử, 80% thằng con trai đồng ý. Mất thì chẳng mất gì, mà được thì được rất nhiều. Với các cô, còn biết được là cô đã quan hệ hay chưa, chứ như con trai chúng tôi, thoải mái! Quan niệm về cuôc sống chung thủy 1 vợ, 1 chồng, xưa rồi. Thanh niên hiện đại giờ, ít thằng nào đêm tân hôn mà còn lóng ngóng! Tôi thấy điều này không có gì đáng bàn nữa! Không có gì mà phải nói nhiều về vấn đề này, bởi nó là một lẽ tự nhiên rồi. (Đức Chuyên, 23 tuổi, Hà Nội)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Với những ý kiến như bạn thì còn phải tranh luận rất nhiều. Vì sao vậy? Vì các bạn đã đẩy quả bóng về phía các bạn gái. Còn mình thì tỏ ra huênh hoang, đắc thắng về những "kiến thức" vừa bộc lộ những cái hay và cả tố cáo những cái dở của chính mình mà không biết. Cảm ơn bạn!

Tại sao sinh viên bây giờ lại có "phong trào" sống thử? Có phải do "nhu cầu" hay cuộc sống xa gia đình được tự do? (Chuẩn, 32 tuổi, 666 Trưng Nữ Vương Đà Nẵng)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Có cả hai lý do bạn nêu ra. Hai lý do này gặp nhau thì đương nhiên sẽ bùng nổ "phong trào"!

Tình yêu không phải trò đùa. Cái ấm đã vỡ vụn thì không thể chữa lành được. (Thanh Cong, 25 tuổi)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Đúng vậy, tình yêu không phải là trò đùa. Chuyện sống thử lại càng không phải là trò đùa. Nhưng tôi cho rằng, còn có những vấn đề tinh thần cao cả hơn là sự "nguyên vẹn" của "những cái ấm đã vỡ vụn". Vấn đề là chúng ta có nhìn thấy những vấn đề tinh thần cao cả đó bằng một tấm lòng nhân hậu và vị tha hay không thôi.

Tôi thấy việc sống thử thực ra cũng có nhiều cái hay đấy chứ, là bước thử nghiệm, chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau này. Nên nếu nhìn ở khía cạnh tích cực thì cũng rất tốt nhưng ngược lại cũng rất có thể xảy ra những điều vượt xa yếu tố tích cực trên vậy nên chúng ta có nên có các hoạt động của tổ chức đoàn, hội nào đó tuyên truyền về các yếu tố tốt hay không tốt để họ ý thức rõ hơn về vấn đề này?(Duong huy hoang, 22 tuổi, DHBK - Ha Noi)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Tôi đồng ý với bạn. Chính vì nó có cả hai mặt tích cực và tiêu cực như vậy (khổ nỗi cái tiêu cực lại dễ bị nhận thấy) cho nên chúng ta mới tranh luận với nhau như thế này. Nhưng nếu còn muốn tranh luận, nghĩa là chúng ta còn đang muốn đi đến bản chất của vấn đề.

TS Tâm lý học Trương Thị Bích Hà - Giám đốc Trung tâm tư vấn truyền thông sức khỏe và phát triển cộng đồng:

Trong “sống thử” của các bạn trẻ ngày nay thì thiệt thòi phần lớn thuộc về các bạn gái. Khi sống thử, người phụ nữ đã trao cái quý nhất của mình cho bạn tình.

Cách đây 10 năm tôi còn là sinh viên đã thấy hiện tuợng "yêu thử" chứ "sống thử" còn ít lắm. Vậy mà bây giờ "tình yêu ri đô", "tình yêu bếp dầu" dã trở thành lạc hậu mà là "tình yêu com bụi", "tình yêu nhà nghỉ". Hậu quả là nhà truờng không kiểm soát nổi, gia dình càng không biêt. vậy phải gióng tiếng chuông cảnh báo thế nào? (Thang, 30 tuổi, 86 Huyen quang - Bac Giang)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Tôi nghĩ rằng nhà trường cũng biết, các phụ huynh cũng lờ mờ biết về việc của con em mình. Tiếng chuông vẫn được gióng thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cảnh báo ư? Sự cảnh báo ấy chỉ có tác dụng khi người trong cuộc ý thức được vấn đề. Còn nếu không thì chuông cứ gióng và vọng lên trời.

Tôi nghĩ rằng giới trẻ luôn quan niệm tình yêu chỉ là để giải quyết vấn đề tình dục. Đúng hay sai? (Anh Tuấn, 26 tuổi, Việt Trì Phú Thọ)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Hình như bạn hơi bi quan trong cách nhìn nhận vấn đề. Tôi vẫn thấy họ yêu rất đẹp, và ngay cả mức quan hệ giới tính của họ, tôi vẫn cho rằng đó là biểu hiện cao nhất của tình yêu giữa họ.

Nhưng có thể họ đã không đủ kinh nghiệm sống, dễ bị chao đảo; hoặc chưa có đủ một nền tảng văn hóa nhất định để duy trì cái đẹp của tình yêu ấy và họ lạc sang phía tình dục để rồi nghĩ rằng đó chính là tình yêu.

Vấn đề này chính những người lớn như tôi và như bạn cũng có lỗi vì chúng ta chưa giúp họ được bao nhiêu.

Nhiều người nói sống thử cũng là một cách để tìm hiểu những tính cách xấu của nhau trước khi kết hôn, anh nghĩ sao? (Thu Ha, 23 tuổi, Ha Noi)

Nhà báo Trần Hòa Bình: Như vậy, sống thử trong trường hợp này đã là một cách ứng xử xấu. Dùng một cái xấu để thăm dò một cái xấu khác, đương nhiên là chẳng hay ho gì!

Tôi không thể đưa ra một giải pháp vì đây là một vấn đề quá lớn của xã hội. Nó liên quan đến sự phối hợp đồng bộ giữa rất nhiều thành phần khác nhau: Nhà trường, gia đình, các đoàn thể... Nhưng tôi nghĩ rằng, cần phải giúp cho những người trong cuộc ấy có được một khả năng tự ý thức và kiểm soát được các hành vi của mình. Đó mới chính là cái gốc để giải quyết được vấn đề này, trào lưu này.

(Theo Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,