221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
622336
Giáo dục giới tính: "Bề trên" không tâm lý
1
Article
null
Giáo dục giới tính: 'Bề trên' không tâm lý
,

(VietNamNet) - PGS.TS Đào Trọng Hùng cùng cộng sự vừa hoàn thành đề tài “Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đưa giáo dục giới tính (GDGT) vào trường học” về thực trạng GDGT và những giải pháp nâng cao hiểu biết về giới của học sinh.

PGS.TS Đào Trọng Hùng

Ông Hùng cho biết: 

Thực trạng nhận thức và hiểu biết về GDGT qua kết quả khảo sát  trên 1.500 đối tượng học sinh, giáo viên phụ huynh ở 12 trường THCS và 11 trường THPT ở TP.HCM như sau:

GDGT là rất cần thiết: giáo viên (23,6%), học sinh (78,2%), phụ huynh (60,3%).

Đưa GDGT vào chính khoá: giáo viên (64,9%), học sinh (68,9%), phụ huynh (70,9%)

Cần có tài liệu cho học sinh học: giáo viên (91,9%), học sinh (77,7%), phụ huynh (92,6%).

Mời bác sĩ chuyên môn nói chuyện: giáo viên (93,7%), học sinh (88,6%), phụ huynh (96,6%).

Kết hợp nhà trường với gia đình: giáo viên 85,4%, phụ huynh: 88,7%... 

- Qua nghiên cứu về thực trạng hiểu biết về giới, ông thấy trở ngại lớn trong việc GDGT là gì?  

- Có 2 trở ngại lớn: thầy cô và cha mẹ thường chỉ chú trọng việc giáo dục bằng sức ép từ trên dội xuống và tác động một chiều, không cởi mở, thiếu lắng nghe, càng khó thấu hiểu nỗi lòng của con em! 

Với vấn đề tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, cách nhìn nhận và xét đoán của các bậc cha mẹ và thầy cô còn cứng nhắc, coi chuyện đó là xấu xa tội lỗi, phải cấm đoán! Do cách nghĩ không "thoáng" khiến trẻ càng rụt rè, khép kín, cha mẹ và thầy cô không thể nói chuyện bình thường với trẻ, càng khó giáo dục.  

Bác sĩ Diễm Tuyết - Phó trưởng khoa Kế hoạch hoá gia đình –Bệnh viện Từ Dũ cho biết: so với những năm 90, chỉ từ năm 2001-2003, số lượng trẻ vị thành niên đến “giải quyết hậu quả” ở đây đã tăng gấp 3 lần, khiến cho phòng khám và xử ý kế hoạch hoá ngày càng quá tải. Tâm trạng của nhiều em đến đây để “kế hoạch hoá” nhìn chung thanh thản, tự nhiên, chí có một số rất ít tỏ ra lo lắng.

“Thiếu tâm lý” hoặc “không tâm lý” là ba từ mà trẻ vị thành niên hay thường than phiền về những bậc “bề trên”.   

- TP.HCM đã thử nghiệm dạy  GDGT ở 12 trường phổ thông. Ông  có thể cho biết kết quả thử nghiệm bước đầu như thế nào? 

- Qua tổng kết 168 tiết dạy mẫu thử nghiệm, hầu hết các giáo viên thực hiện tiết dạy mẫu và giáo viên dự giờ lên lớp rất có tinh thần trách nhiệm và được đánh giá là dạy giỏi theo mẫu đánh giá gồm nhiều tiêu chí của Sở GD-ĐT đề ra.  

Các ý kiến đóng góp của giáo viên đều thống nhất, mặc dù hiện nay đang quá tải các chương trình, nội dung ở từng lớp và khối lớp trong bậc trung học, nhưng môn GDCD có liên quan đến nhiều thế hệ sau này nên rất cần chuyển thành môn học chính trong các trường. Và để dạy tốt môn này cần có chương trình đào tạo giáo viên đứng lớp chính thức và có kế hoạch định kỳ  bồi dưỡng giáo viên kiêm dạy các môn học để giáo viên có đủ trình độ, năng lực, kiến thức giải quyết vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện. 

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT nên làm ngay các chương trình và sách, tài liệu dạy môn GDGT mang tính thống nhất dùng chung cho toàn quốc… 

- Ông có lời khuyên nào  trong việc GGGT với con trẻ? 

- Giáo dục nhân cách phải là nền tảng của GDGT. Nếu thiếu giáo dục nhân cách làm nền tảng, chỉ riêng GDGT không thể giúp con người biết làm chủ bản thân, trong khi đó làm chủ bản thân lại là nền tảng của một nhân cách phát triển đúng hướng. 

Bản năng tình dục (một trong những bản năng gốc) thì ai cũng có, khác nhau ở những chỗ ai biết làm chủ nó và làm chủ đến mức nào. Với trẻ vị thành niên, tính chất nhu cầu đó tuy mới manh nha nhưng rất mạnh, nếu không được giáo dục đúng mức nó sẽ biến tướng nhiều tai hại.  

Sự tự nhiên và thân ái của cha mẹ khi nói chuyện về giới tính sẽ giúp con trẻ tự tin, cởi mở và tin cậy hơn. 

Ba mẹ không chỉ đợi con trẻ đặt câu hỏi để trả lời mà cần phải chủ động  tìm cơ hội để nói chuyện với trẻ những điều quan trọng theo nhiều cách khác nhau, không phải chỉ một lần, mỗi lần thêm một ít tuỳ theo sự phát triển theo năm tháng của trẻ. Đặc biệt khi trẻ tỏ ra không muốn cởi lòng mình, còn muốn giữ kín điều gì không nên gặng hỏi, nhất là không nên áp đặt. 

-  Xin cảm ơn ông!
 
 

Ông Nguyễn Bác Dụng – Hiệu trưởng trường chuyên Trần Đại Nghĩa: Cần mạnh dạn đưa GDGT vào trường học. Khó khăn nhất là làm sao để phụ huynh, học sinh hiểu như thế nào là GDGT và GD tình dục. Trách nhiệm của chúng ta là có bài giảng đón đầu.

Ông Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM:  GDGT đang là vấn đề quá bức xúc. Quan trọng nhất là nội dung chương trình. Còn đưa vào dạy chính khoá hay ngoại khoá thì không quan trọng.

  • Thực hiện: Cam Lu 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,