221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
640428
"Sự kiện Phi Thanh": Những khoảng lặng ở đâu?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Sự kiện Phi Thanh': Những khoảng lặng ở đâu?
,

(VietNamNet) - "Sự kiện Phi Thanh" đã thành tâm điểm của dư luận những ngày qua. Đâu đó trên các diễn đàn đã từng trách cứ "chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ" sao báo chí giật gân, lợi dụng để "thổi phồng"? Lẽ ra, việc bày tỏ suy nghĩ thực của mình đúng ra là chuyện bình thường chứ. Điều đáng nói ở đây là, một chuyện lẽ ra là bình thường lại thu hút sự quan tâm đặc biệt. Bất thường, là ở đấy.

Thanh học trong một lớp mà có cả "con Sở, con Bộ" gửi gắm, trong một ngôi trường mà điểm đầu vào mỗi kỳ tuyển sinh lớp 10 là sự mong mỏi của biết bao học sinh và phụ huynh thủ đô. Năm ngoái, em từng đạt giải khuyến khích của kỳ thi học sinh giỏi cũng môn Văn. Năm tới, em sẽ thi ĐH ở khối D, trong đó, có môn Toán là môn chính ở lớp chọn Toán của em, có môn Văn mà đã 2 lần, em đi thi học sinh giỏi.

Qua bài văn "lạc đề", có thể thấy khả năng sử dụng ngôn từ và kiến thức nhất định về văn chương được tiếp nhận trong trường phổ thông toát lên khá rõ với lối hành văn gãy gọn, có lập luận, ngầm nêu được kiến thức ở mảng văn mà mình yêu thích (văn học lãng mạn). Cuộc thi năm nay vẫn có giải nhất với điểm số 16/20, nhưng tỷ lệ điểm kém thì nhiều hơn những năm trước - những năm mà đề thi rơi vào một tác phẩm hoặc là có dung lượng ngắn vừa phải, hoặc là gần gũi với tâm lý tiếp nhận của tuổi 16, 17.

Cô giáo dạy bài văn cho Thanh, trẻ hơn nhiều so với cái tuổi 55,  lẽ ra đã có thể yên ả về hưu từ năm ngoái. Nhưng, năm nay, cô được trường mời lại để tiếp tục đứng lớp. Cô từng là giáo viên dạy giỏi nhiều năm của Hà Tây, rồi Hà Nội, có học sinh đạt giải cấp thành phố, cấp quốc gia. Không ít giáo viên trong trường gửi gắm con em tới cô, nhờ kèm cặp môn Văn cho các kỳ thi.

Vốn như cái tính đa chiều và đa nghĩa của văn chương, ý kiến về "hiện tượng Phi Thanh" cũng đã được gióng lên rộn rã.

Những người làm công tác văn chương? Cô giáo dạy văn yêu nghề lâu năm đã lặng người đi. Giáo sư cao tuổi Trần Thanh Đạm đã bật khóc. Nhà thơ Thanh Thảo đã cho em 20/20 điểm giải "mâm xôi vàng" khi tiếp nhận một tác phẩm mà ông gọi là "đền thiêng trong văn học". Nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà báo Nguyễn Thị Minh Thái gọi sự "vô cảm" đó là góc nhìn lệch, là "lỗi văn hóa" bởi những điệp khúc "không thấy, không cảm, không thể..." trước tình người, sự thương tiếc, thương cảm, đau xót, khắc khoải... của một nhà văn Nam Bộ thấm đẫm trên từng con chữ của bài văn tế những người nghĩa sĩ Cần Giuộc Nam Bộ đã bỏ mình vì nước.

Còn giới trẻ? Theo như những gì mà báo Tiền Phong đã làm cuộc khảo sát bỏ túi tại một trường học, có tới 26/37 HS trong một lớp học đồng tình hoàn toàn với ý kiến mà Nguyễn Phi Thanh đã đưa ra. Một thầy giáo miền Tây Nam Bộ (dạy Toán) khi lên lớp đã tranh thủ tìm hiểu ý kiến của học sinh đối với bài văn tế. Nhiều  em nói, tác phẩm đó khó hiểu, có nhiều từ khó, các em khó nắm bắt nên không thấy nó hay. Nhìn vào ngăn bàn của các em thì thấy nhiều em có truyện tranh!

Đâu đó trên các diễn đàn đã từng trách cứ "chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ" sao báo chí giật gân, lợi dụng để "thổi phồng"? Lẽ ra, việc bày tỏ suy nghĩ thực của mình đúng ra là chuyện bình thường chứ. Điều đáng nói ở đây là, một chuyện lẽ ra là bình thường lại thu hút sự quan tâm đặc biệt. Bất thường, là ở đấy.

Tại TP.HCM, thầy Trần Phò (Trường THPT Lê Quý Đôn) - người đã có 39 năm đứng trên bục giảng -  được đánh giá là một trong những giáo viên giỏi, luôn truyền được cảm hứng học văn cho HS - Ảnh: Như Hùng (Tuổi Trẻ)

Những khoảng lặng ở đâu?

Như cái nghĩa "đẹp, sáng" của từ Hán Việt , môn văn cần tạo cho học sinh cảm nhận, nhìn thấy và chuyển hóa vào trong cuộc sống của mình những giá trị đẹp. Đương nhiên, bên cạnh môn văn, cần những môn học về nghệ thuật khác bổ trợ như nhạc, hoạ, rồi môn đạo đức, giáo dục công dân, các giờ học ngoại khóa...

Cái đẹp mà HS cảm nhận, tiếp thu từ môn văn (và những môn bổ trợ khác) phải đủ giúp các em hóa giải  khi phải ngày ngày chạm mặt với bao nhiêu vấn đề của cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Nói một câu đã cũ nhưng ai cũng bảo đúng rằng môn văn có những đặc thù rất riêng. Và vì vậy, để cảm được nó, phải có những khoảng lặng. Nói như TS Nguyễn Thị Minh Thái, việc đọc tác phẩm văn học là một cuộc đối thoại âm thầm và đơn chiếc, rất cần đến những tình cảm sâu sắc, nội tâm của người đọc. Dường như những người trẻ tuổi không kịp có những khoảng lặng ấy. Khi phải xoay trong vòng xoáy "học -học - học" trên lớp chính quy và thêm nếm; khi rất dễ bị ngộp giữa nhan nhản những thứ mới mẻ được cập nhật "bằng giây, bằng phút"chưa kịp định hình là tốt hay xấu; khi phải "cõng" trên mình 'cõng" trên mình kỳ vọng gái phụng trai hoàng của cha mẹ....

Ai mắc hội chứng "đổ vì"?

Cô giáo dạy văn của Thanh đã nói đúng một thực trạng đang dần phổ biến của một bộ phận học trò được gia đình cưng chiều (nói đúng hơn là tạo mọi điều kiện để các em được thụ hưởng những gì tốt đẹp nhất) rằng, các em luôn luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan mà không nhìn nhận lại chính mình. Trước một thất bại, điều đầu tiên phải tìm hiểu mình sai sót ở chỗ nào. Một khi không tự nhận ra được phần sai của mình thì tất cả những lý do khách quan phía sau đó không còn có giá trị nữa.

"Vòng đời" của một người thầy từ lúc lên bục giảng tới khi về hưu cũng phải hơn 20 năm. "Thuần" là học trò của những năm 1970,  1980 chứ không còn không còn là học trò bây giờ. Để tiếp cận với những giá trị bất biến đã ghi nhận qua thời gian, lại cần sự biến động không ngừng trong chủ thể người thầy. Trong khi, bảo thủ lại vốn là bản chất của giáo dục xưa nay.

Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai nhận xét: "Khi chúng ta hiểu dạy và học văn để đậu được một kỳ thi, lấy được một tấm bằng cho xong thì sẽ dạy và học theo cách khác. Nhưng khi chúng ta hiểu dạy và học văn còn là dạy và học để làm người thì chúng ta sẽ có những con đường đi khác".

"Theo chị, chức năng của môn văn trong nhà trường là gì?", tôi hỏi chị L, cô giáo dạy văn của Thanh. "Nói thì nghe giáo điều, nhưng học văn đúng là học người, dạy văn là hướng cho các em cảm nhận được những cái đẹp, để từ đó có cách ứng xử nhân văn trong cuộc sống. Nhưng cũng có một sức ép khác, đó là đỗ tốt nghiệp, đậu ĐH ngay từ nguyện vọng của học sinh, mong muốn của giáo viên và nhà trường nữa". "Mỗi tuần, môn văn được dạy trong 4 tiết. Trước nhiều sức ép, liệu chị có dung hòa được 2 mục đích đó trong giờ giảng của mình?". "Tôi nghĩ là được".

"Được", phải thế không, chị L?

  • Hạ Anh

Theo dòng sự kiện

Ý kiến nhiều chiều về bài văn lạc đề

Bài văn "lạ" gây xôn xao làng giáo

“Đồng phục hóa” bài giảng và bài làm văn đang diễn ra phổ biến

3 nguyên nhân khiến học văn tẻ nhạt

Bài văn chấn động làng giáo: "Hỗn" hay dũng cảm?

Cô giáo của Nguyễn Phi Thanh nói gì?

"Chúng tôi sẽ bảo vệ em Thanh!"

''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'' - Đền thiêng trong văn học

10 năm trước, tôi cũng đã giơ tay hàng bài "Văn tế..."

Một hướng dẫn chấm Văn... kỳ cục

Môn Văn đang được dạy thế nào?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,