221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
650396
Bỏ thi tốt nghiệp THCS: Học sinh sẽ ỷ lại?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bỏ thi tốt nghiệp THCS: Học sinh sẽ ỷ lại?
,

(VietNamNet) -  Học sinh (HS) lớp 9 từ năm học 2006 - 2007 không còn phải ứng phó với kỳ thi tốt nghiệp THCS nữa. Nhiều phụ huynh thở phào nhẹ nhõm. Còn nhiều nhà quản lý giáo dục chưa kịp vui đã phải đau đầu lo chuyện tuyển sinh vào THPT như thế nào. Cũng có người tỏ ra tiếc nuối "có học thì phải có thi" mới tạo được động lực thúc đẩy thi đua?

Tranh thủ ôn bài lần cuối trước giờ thi cố gắng ôn bài  (Ảnh chụp tại trường HSCS Tây Sơn, Gò Vấp, TP.HCM)

Theo Luật Giáo dục sửa đổi  có hiệu lực thi hành  từ năm 2006, sẽ bỏ thi tốt nghiệp THCS. Hiệu trưởng trường THCS Tây Sơn (Hà Nội) Nguyễn Thị Hòa Bình cho rằng: "Có học thì phải có thi, nhưng cách tổ chức thi như thế nào để bảo đảm công bằng mới là điều đáng bàn".

Theo bà Bình, có thể chuyển hình thức thi tốt nghiệp hiện nay sang hình thức kiểm tra. Nếu việc tổ chức kiểm tra kiến thức được nghiêm túc thì bỏ thi là hợp lý. Tuy nhiên, ngành giáo dục phải có những quy định thống nhất, tránh tình trạng mỗi nơi thực hiện một kiểu sẽ khó trong đánh giá.

Kinh nghiệm từ trường Tây Sơn: bài kiểm tra 1 tiết các môn Văn, Toán, Anh văn được thống nhất giao cho tổ trưởng bộ môn ra đề và được kiểm tra trong cùng một thời điểm. Đề kiểm tra học kỳ thống nhất đối với tất cả các bộ môn theo khối...Cách làm như vậy đánh giá được đúng chất lượng.

Hiệu trưởng trường THCS Đức Giang Nguyễn Ngọc Tiến cũng cho rằng, nếu giữ kỳ thi sẽ tạo thêm nhiều áp lực. Các địa phương chỉ chạy theo thành tích chứ ít chú trọng đến chất lượng. Thực tế, thi nghiêm túc hay không thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cũng 100%. "Kỳ thi tốt nghiệp THCS không còn đồng nghĩa với việc chạy theo thành tích cũng ít bị áp lực".

HS tại Hội đồng thi trường THCS Tây Mỗ, Từ Liêm (Hà Nội), dự kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng. Ảnh K.O

Bỏ thi: HS không tự giác học?.     

Chị Nguyễn Thị Lan, ở 90/983E Lê Đức Thọ, Gò Vấp bày tỏ, bỏ thi tốt nghiệp THCS sẽ đỡ cảnh lo lắng, nghỉ việc chờ đợi đón con những kỳ thi như thế này. Tuy nhiên, chị Lan cũng thấy băn khoăn, việc không thi dễ tạo cho các em tâm lý ỷ lại, lười học.

Mặc dù, Luật Giáo dục đã được thông qua, nhưng Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Tất Thành, Vương Dương Minh tỏ ra băn khoăn về tính khả thi khi bỏ thi tốt nghiệp THCS. Thực tế, kỳ thi này tổ chức vì 2 mục đích: để HS tốt nghiệp hết cấp 2 và lấy kết quả xét tuyển vào THPT. Do đó thi là cần thiết. 

Ông Minh cho rằng, nếu không đặt mục đích lấy kết quả tốt nghiệp để xét tuyển vào cấp 3 thì thi là cái đích để HS phấn đầu học tập tốt hơn. Mặt khác, bỏ thi ở thời điểm này là không phù hợp. Đơn giản vì việc học chưa được tự giác. HS chủ yếu xác định học để thi chứ chưa tự giác dành lấy kiến thức cho mình. Theo ông, bỏ thi ngay lúc này là mất đi một động lực ôn tập.

Hiệu trưởng trường THPT dân lập Quốc tế (TP.HCM), Lê Đức Ánh lo lắng, không thi tốt nghiệp THCS dễ gây tâm lý cho HS học cho xong. Trước mắt, phải xây dựng ý thức trong giáo viên, HS tự giác lĩnh hội kiến thức thì việc bỏ thi mới thực sự có hiệu quả. Ông Ánh cho hay: "Cái khó nhất là HS tự giác không dễ. Thường thì phải có kiểm tra đánh giá HS mới ý thức được. Thực tế, không phải học trò nào cũng có ý thức tự giác trong học tập".. Vì vậy, thi hay không thi thì gánh nặng trách nhiệm vẫn “đè” lên mỗi giáo viên và phụ huynh.

Một câu hỏi đặt ra: Không thi tốt nghiệp THCS nữa, vậy lên THPT có phải xét không hay là cứ học hết là được phổ cập? Nên có những hướng dẫn thật cụ thể về việc này thì từ dưới các cơ sở sẽ thực hiện tốt hơn…ông Ánh đề xuất.

Bà Lan cũng băn khoăn, trường hợp những HS “rớt” năm nay sẽ như thế nào, ở lại học tiếp liệu sang năm có phải thi không hay là không phải thi như những HS bình thường khác?

  • Kiều Oanh - Cam Lu

  •  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,