,
221
483
Du học
duhoc
/giaoduc/duhoc/
651952
Malaysia ráo riết mở thị trường giáo dục tại VN
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Malaysia ráo riết mở thị trường giáo dục tại VN

Cập nhật lúc 05:37, Thứ Hai, 30/05/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Bắt đầu bằng triển lãm du học cuối năm 2004; rồi liên tiếp đến 11 tỉnh, thành từ Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM ra Hà Nội, xuống Nam Định, tới Hải Phòng, rồi Quảng Ninh...giáo dục Malaysia đang ráo riết thâm nhập thị trường Việt Nam. Năm 1997, Malaysia còn là nước nhập khẩu giáo dục với 38.000 SV du học. Nhưng chưa đầy một thập niên, nước này đã nổi lên như một nơi xuất khẩu giáo dục mới ở Đông Nam Á với 42.000 SV quốc tế (năm 2004) đến từ 150 quốc gia.

Ông Anzar Hold Salleh

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Azhar Hold Salleh, Tùy viên Bộ Giáo dục Malaysia, Giám đốc Trung tâm xúc tiến giáo dục Malaysia. Ông  Azhar cho biết:

"Kể từ khi cựu Thủ tướng Mahathir đưa ra chiến lược "Tầm nhìn 2020", chúng tôi đã xác định mục tiêu trở thành một trung tâm giáo dục ở Đông Nam Á với phương châm "chất lượng quốc tế - giá cả Malaysia". Các trường ĐH của Malaysia liên kết với những trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để được chuyển giao chương trình đào tạo, giáo viên, giáo trình… và một phần khóa học tại chính các trường này. Bằng cấp và chất lượng đào tạo do chính các trường ĐH nổi tiếng cấp".

- Thưa ông, những chương trình nào được hợp tác giữa các trường ĐH Malaysia với các trường ĐH nước ngoài cấp bằng?

Ông  Azhar: Hiện chúng tôi có 5 chương trình hợp tác với các trường ĐH nước ngoài.

Bà Helena Chin, hiệu trưởng trường ĐH Intech

Hai chuyên ngành chính được đào tạo chuyên sâu là Thiết kế và Đồ hoạ. Intech  đang liên kết với một số trường ĐH nổi tiếng ở Mỹ, Anh, Úc và New Zealand. Cụ thể tuỳ thuộc vào khung chương trình mỗi trường nhưng Intech chỉ liên kết với những trường có hệ thống giáo dục tương đồng. SV vẫn được nhận bằng của trường sở tại còn Intech cấp chứng chỉ công nhận đã từng được học ở Intech.

Sắp tới, chúng tôi sẽ có một chương trình du lịch và học tập ngắn hạn dành cho thân nhân của những SV muốn đến Malaysia tham quan trường trước khi sang học.

Chương trình thứ nhất, học ở Malaysia sau đó học ở nước ngoài (một phần ở Malaysia, phần còn lại ở nước ngoài).

Thứ hai, chương trình chuyển giao chứng chỉ tức là sinh viên có thể học một số tiết ở Malaysia, sau đó tiếp tục hoàn thành số tiết còn lại ở trường ĐH nước ngoài (trường cấp bằng).

Thứ ba, học nâng cao từng phần, tức là lấy bằng ở từng cấp một. Sau khi kết thúc và lấy bằng ở cấp độ 1, nếu có điều kiện tiếp tục học lấy cấp độ 2, 3, nếu không thì sau một thời gian có điều kiện sẽ tiếp tục học để lấy bằng cấp độ cao hơn.

Thứ tư, học ở Malaysia nhưng theo hình thức học từ xa, học qua mạng nhưng phải được sự đồng ý của trường cấp bằng cũng như của chính phủ Malaysia.

Thứ năm, chương trình chuyên ngành, bằng cấp theo chương trình của nước ngoài theo từng chuyên ngành như Quản trị doanh nghiệp, Công nghệ thông tin...

SV theo học tại Malaysia chỉ cần bỏ ra 4.000-5.000 USD/năm, thay vì 20.000 USD/năm để được cấp bằng của các trường nước ngoài.

- Giá cả Malaysia - bằng cấp có chất lượng quốc tế. Thưa ông, lấy gì đảm bảo được điều này?

Ông  Azhar: Về phía Chính phủ, một Ủy ban Quốc gia công nhận chất lượng giáo dục đã được thành lập để đánh giá chất lượng đào tạo, trường sở.... trường nào đủ tiêu chuẩn mới được cấp chứng nhận hoạt động. Về các đối tác liên kết, là các thương hiệu ĐH danh tiếng và chịu trách nhiệm cấp bằng nên đảm bảo chất lượng tại Malaysia cũng là đảm bảo uy tín toàn cầu của họ. Vì vậy, chương trình và chất lượng đào tạo luôn được đảm bảo bằng các cuộc kiểm tra kỹ càng hàng năm. Nếu trường nào không đạt sẽ bị rút hợp đồng hợp tác.

Nhờ làm kỹ khâu kiểm tra và đảm bảo chất lượng nên chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng SV du học nước ngoài tại Malaysia đã tăng nhanh từ 2.800 (1995) lên 42.000 SV (2004).

Tư vấn cho phụ huynh và học sinh tại triển lãm giáo dục Malaysia tháng 10/2004

- Sự thu hút theo cách "liên kết đào tạo" ở VN cũng có. Tôi muốn quan tâm đến những trường không có yếu tố "ngoại lai" mà chính bản thân nó hấp dẫn được SV nước ngoài. Ở Malaysia có những trường như vậy không?

Ông  Azhar: Malaysia có 2 hệ thống giáo dục: Hệ thống giáo dục quốc gia do chính phủ liên bang quản lý và cấp kinh phí hoạt động có các cấp từ mẫu giáo tới đại học; Hệ thống giáo dục tư thục(PHEI) hoàn toàn không có tài trợ của nhà nước. Hệ thống này gồm nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học.

Hệ thống giáo dục tư thục đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học ĐH và sau ĐH cho SV Malaysia cũng như SV nước ngoài. Hệ thống này do các trường ĐH tư thục trong nước thực hiện với nhiều chưng trình học khác nhau.

- Ông có thể cho biết, trong những năm tới, việc xúc tiến giáo dục của Malaysia sẽ hướng tới những thị trường giáo dục nào là trọng tâm?

Ông  Azhar: Chính phủ Malaysia đã lập 4 trung tâm xúc tiến giáo dục (MEPC) trên thế giới, ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Dubai (các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và TP.HCM (Việt Nam). MEPC Việt Nam phụ trách xúc tiến giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippine.

Hiện nay, trong số 42.000 SV quốc tế ở Malaysia, nhiều nhất là Trung Quốc với hơn 10.000, tiếp đến là Indonesia với hơn 8.000, Thái Lan có chừng hơn 1.600...Số học sinh VN du học tại Malaysia mới chỉ có gần 500 em. Việc chọn VN là một trong 4 nước để đặt trung tâm xúc tiến giáo dục cũng nhằm mục đích thúc đẩy hơn nữa thị trường giáo dục này.

- Thưa ông, vậy có hoạt động xúc tiến việc làm nào cho những du học sinh ở Malaysia khi trở về nước?

Ông  Azhar: Hiện đang có 135 doanh nghiệp Malaysia hoạt động ở Việt Nam, hầu hết ở TP.HCM  và các tỉnh lân cận. Ông chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp Malaysia cho biết sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho các SV Việt Nam tốt nghiệp ở Malaysia về làm việc trong các doanh nghiệp này.

- Xin cảm ơn ông.

  • Hạ Anh (thực hiện)

Tìm hiểu du học Malaysia ở đâu?

1.Trung tâm xúc tiến giáo dục Malaysia ở TP.HCM

2. Công ty trao đổi giáo dục GEE tại Hà Nội: GEE hay mặt SV nộp hồ sơ cho trường và hỗ trợ SV trong suốt quá trình làm các thủ tục đăng ký nhập học. Trường sẽ thay mặt sinh viên nộp đn xin cấp visa tại c quan di trú Malaysia tại Malaysia. Sau khi SV nhận được thư mời nhập học của trường và thư chấp nhận của cơ quan di trú Malaysia, GEE sẽ giúp SV xin thị thực (visa) tại Đại sứ quán Malaysia ở Việt Nam

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,