221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
662006
Thi thật: "Sau cơn mưa mới biết nhà dột"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Thi thật: 'Sau cơn mưa mới biết nhà dột'
,

(VietNamNet) - Sau kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, VietNamNet nhận được rất nhiều thư của bạn đọc bày tỏ về các vấn đề của kỳ thi tốt nghiệp THCS và THPT 2005. Một thông tin được nhiều người quan tâm là tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp của tỉnh Khánh Hòa khá thấp và tỉnh này đang dự kiến xin tổ chức thi lại.

Soạn: AM 439739 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Học sinh trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) sau giờ thi tốt nghiệp

Dưới đây là bài viết của một độc giả hiện là người quản lý một trường THCS ở Khánh Hòa, đã nhiều năm tham gia coi thi tốt nghiệp về vấn đề này.

Kết quả phản ánh gần đúng với thực chất chất lượng giáo dục

Qua phương tiện thông tin đại chúng và là người trong cuộc, chúng tôi nhận thấy rằng, về mặt tổ chức: Nhìn chung, đây là kỳ thi được tổ chức tốt, an toàn, đúng quy chế.

Về đề thi: Trừ môn tiếng Anh có phần khó  với HS, các môn còn lại như: Văn,Toán, Sinh qua trao đổi với đồng nghiệp và bản thân cũng trực tiếp dạy lớp 9, chúng tôi cho rằng đề thi đã đáp ứng được yêu cầu của một kỳ thi vừa tốt nghiệp vừa thi tuyển.

Hầu hết, các đề thi rõ ràng, không đánh đố HS, đảm bảo được yêu cầu: HS trung bình có thể làm bài đạt điểm 5. Trong đề có một số ít câu hỏi khó nhằm phân hóa đối tượng HS đúng như tinh thần đã chỉ đạo.

Nhưng sở dĩ nhiều HS trung bình không đạt được điểm 4, 5 ,6 bởi vì còn có một khoảng cách khá lớn giữa HS có năng lực học tập trung bình thật sự với HS được xếp loại học lực trung bình!

Điều đó được thể hiện ở nhiều bài thi có điểm 0, 1, 2. Nhiều HS đã không chép thuộc lòng được một bài thơ 4 câu (đã nằm trong chương trình giới hạn) và cũng có nhiều em không vẽ nổi một hình đơn giản của một bài toán.

Nhưng có ý kiến chỉ dựa vào tỷ lệ tốt nghiệp vừa qua để cho rằng chất lượng giáo dục của Khánh Hòa đi xuống! Theo chúng tôi điều đó không đúng. Không thể lấy con số tỷ lệ tốt nghiệp của năm nay so với năm trước để kết luận về chất lượng.

Bởi lẽ, đây là kỳ thi vừa là kỳ thi tốt nghiệp THCS nhưng cũng vừa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (lấy kết quả tốt nghiệp làm cơ sở chính để xét tuyển) khác với những kỳ thi tốt nghiệp mang tính phổ cập của những năm trước.

Hơn nữa, ngay từ đầu năm học, các trường đã biết chủ trương trên. Kết thúc học kỳ 1, đã có thông báo chính thức của ngành về vấn đề này. Cho nên, hầu hết lãnh đạo các trường, giáo viên, HS, phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của kỳ thi nên rất quan tâm, chuẩn bị chu đáo. Do vậy, chất lượng thật sự chỉ có thể cao hơn.

Còn tỷ lệ không cao là do tính chất ý nghĩa và mục đích của kỳ thi thay đổi. Đây mới là nguyên nhân chủ yếu. Vì trong kỳ thi này, ngoài việc cần nghiêm túc của các hội đồng coi thi để đảm bảo công bằng thì ngay các em thí sinh cũng phải tự nghiêm túc với chính mình để giành phần thắng (dĩ nhiên là đối với HS Khá, Giỏi).

Vì chỉ cần hơn thua nhau nửa điểm, một em sẽ vào trường công lập, một em phải đi trên con đường khác. Do vậy, giữa các thí sinh cũng không có sự “dễ dãi” với nhau như những kỳ thi trước nữa.

Kết quả này đối với những người trong cuộc đều có thể hình dung trước. Nếu muốn điều chỉnh tỷ lệ tốt nghiệp như mong muốn, ngay từ đầu phải điều chỉnh đề thi sao cho phù hợp với chất lượng thực tế của HS hiện nay?

Có thể nói rằng kết quả kỳ thi vừa qua đã phản ánh gần đúng với thực chất chất lượng giáo dục hiện nay ở bậc THCS. Có bất ngờ chăng là vì sau cơn mưa mới biết nhà mình đã dột!

Soạn: AM 439741 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Không nên tổ chức thi lại lần 2

Chúng tôi nghĩ rằng, một kỳ thi được tổ chức đúng quy chế thì không có lý do gì phải thi lại lần 2, bởi lẽ:

Nếu cho rằng phải thi lại để hoàn thành nhiệm vụ phổ cập THCS trong năm 2005 thì không cần thiết. Vì đã có chủ trương sẽ tổ chức 2 kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc THCS vào tháng 8 và tháng 12. Khi đã có mảnh bằng tốt nghiệp Bổ túc THCS, các em vẫn được vào học các trường THPT bán công, dân lập, các lớp hệ B, các trường Bổ túc văn hóa, các trường Trung cấp nghề…Như vậy con đường học tập của các em đang mở rộng nếu thực sự các em muốn học, muốn tiến thân.

Điều chúng tôi băn khoăn nhất khi nghe có ý kiến cho rằng: Mục đích thi lại lần 2 là để tạo cơ hội cho các em được vào trường THPT hệ công lập?

Nếu như suy nghĩ này trở thành hiện thực, sẽ tạo ra một sự bất công rất lớn và chắc chắn sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ trong phụ huynh và HS vì những lý do sau:

Kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, bình thường nên nhìn trên bình diện chung, những em đã thi đỗ tốt nghiệp và có điểm cao đủ để trúng tuyển vào trường THPT là những em có năng lực thật sự. Còn những em thi hỏng (ngoài những lý do khách quan và mang tính cá biệt ) là những em năng lực yếu. Không đạt được trình độ trung bình để Tốt nghiệp thì làm sao có năng lực vào học trường THPT công lập!

Nay, nếu tổ chức thi lại lần II cho hàng nghìn HS yếu đã trượt tốt nghiệp, chắc chắn đề thi phải “nhẹ” hơn và coi thi cũng phải “mềm” hơn. Như vậy, sẽ có nhiều em đạt điểm tốt nghiệp cao.

Nếu lấy kết quả đợt II hòa với đợt I để xét tuyển thì sẽ xảy ra tình trạng một số HS yếu, đã “hỏng” sẽ đánh bạt nhiều em HS khá lẽ ra đã được tuyển vào trường THPT công lập. Như vậy, có phải chính chúng ta tạo ra sự bất công và bất hợp lý trong xét tuyển? Đó là chưa nói đến những tiêu cực có thể xảy ra khi gia đình đã biết rõ năng lực thực sự của con em mình.

Tâm lý có học là phải được thi, có thi thì phải đậu cao chính chúng ta đã hình thành trong xã hội. Do vậy, kết quả thi tốt nghiệp thấp, hàng nghìn phụ huynh, học sinh, thầy cô đau lòng, sức ép của xã hội lớn. Đó là lẽ đương nhiên. Nhưng một kỳ thi nghiêm túc một kết quả khách quan cần phải dũng cảm đón nhận .Sau vấp ngã hôm nay cần phải đứng dậy để nhìn thẳng vào sự thật, nhìn lại chính mình. Nỗi buồn nào rồi cũng qua đi bởi biết đâu nỗi buồn hôm nay lại là cội nguồn của niềm vui và hạnh phúc ngày mai?

  • Hoài Phương

Theo dòng sự kiện:

Ý kiến của bạn về vấn đề mà tác giả đặt ra:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,