221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
663366
"Cảm ơn ông Giám đốc Sở Giáo dục Khánh Hòa"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Cảm ơn ông Giám đốc Sở Giáo dục Khánh Hòa'
,

"Qua đây, tôi gửi lời cảm ơn ông Giám đốc Sở Giáo dục Khánh Hòa đã làm được điều bình thường nhất trong ngành giáo dục, đó là trung thực (bình thường nhưng dũng cảm lắm)". Bạn đọc Phan Văn Bình bày tỏ sau khi đọc bài viết: Thi thật: "Sau cơn mưa mới biết nhà dột". Dưới đây là ý kiến của bạn đọc.

Soạn: AM 441761 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chờ gọi vào phòng thi

Ho ten: Phan Văn Bình
Dia chi: 76 Xô Viết Nghệ Tĩnh
Email: lenguyen@lenguyenco.com
Tieu de: Về kỳ thi tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa
Noi dung: Theo tôi, chúng ta cần phải tổ chức thi lại với đề thi có độ khó tương tự như ở Khánh Hòa, nhưng không phải cho học sinh Khánh Hòa, mà cho tất cả các hội đồng thi còn lại của cả nước và với Hội đồng thi coi thi nghiêm túc như ở Khánh Hòa.

Chúng ta cần sự thật, tốn kém trong trường hợp này là rất cần thiết. Qua đây, tôi gửi lời cảm ơn ông Giám đốc Sở Giáo dục Khánh Hòa đã làm được điều bình thường nhất trong ngành giáo dục đó là trung thực (bình thường nhưng dũng cảm lắm). Thành tích và bằng cấp ảo sẽ góp phần gia tăng khỏang cách giữa nước ta và phần còn lại của thế giới, tôi đoán chắc rằng không người dân Việt Nam nào muốn điều đó xảy ra.

Ho ten: Vũ Thị Thu Trang
Dia chi: Lớp Đầu tư 45 A ĐH kinh tế quốc dân
Email: mattroilanh_tt@yahoo.com
Noi dung: Tôi đã theo dõi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THCS của Khánh Hoà. Xét về mặt chủ quan, tôi thấy kết quả này đã phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Tôi thấy thật kỳ lạ là hiện nay, rất hiếm có hiện tượng học sinh lưu ban trong khi xã hội luôn luôn phản ánh chương trình học là quá nặng.

Phải chăng học sinh bây giờ học giởi hơn trước kia? Hay cách đánh giá của các nhà trường chưa thực sự chính xác? Tôi coi lưu ban là phương thức cực kỳ quan trọng để giúp học sinh phải phấn đấu nỗ lực để đạt được kết quả học tập tốt hơn.

Trước kia, mấy cậu bạn tôi mải chơi, lười học đã phải lưu ban. Thế rồi 1 năm học lại đã giúp các cậu ấy tỉnh ngộ ra. Các bạn tôi đều đã đỗ đại học, đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội và ít nhiều đã thành đạt.

Tôi không thích thành tích, cái quan trọng là thực chất. Có phải vì xã hội chúng ta đã quá coi trọng thành tích mà đã cố thờ ơ với thực chất của con người? Nếu như chúng ta chấp nhận bằng cấp "rởm" thì chúng ta sẽ không thể dạy bảo con em được vì rất nhiều em coi thường học tập, mà chỉ cần có kết quả cao. Liệu những việc như vậy có tồn tại được nữa không?

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề. Phải đánh giá chính xác con người trên khả năng của họ, có như vậy xã hội ta mới phát triển được. Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một đôi điều từ kết quả thi của con em chúng ta ngày hôm nay.
 

Ho ten: Tran Thi Dieu
Dia chi: Cong Ty Tu Van Fichtner 104 Quang Trung Uong Bi Quang Ninh
Email: Dieuphong1999@yahoo.com
Noi dung: Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả: không tổ chức thi lại để đảm bảo chất lượng học, tính nghiêm túc và tính công bằng trong dạy và học. Từ đó, có được một môi trường giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế.
 

Ho ten: Phan Son
Dia chi: 28 Phuong sai Nha Trang
Email: phansonus2000 @yahoo.com
Noi dung: Rất đồng tình với ý kiến của bài viết. Đề nghị lãnh đạo tỉnh, Sở GD-ĐT không tổ chức thi lại đợt 2 và chấp nhận sự thật về chất lượng học sinh của con em chúng ta.

Ho ten: Phuong Lan
Dia chi: Long Biên, Hà Nội
Tieu de: Đích của xã hội ta trong việc giáo dục là gì?
Noi dung: Chuyện phao bay như bươm bướm thực chẳng có gì mới. Tôi thấy không chỉ các tỉnh xa trung ương mà ngay cả trong các quận nội thành Hà Nội, việc này cũng được coi là đương nhiên. Ngay cả việc phao không chỉ do người nhà thí sinh mà còn do giáo viên nhà trường cung cấp nhằm bảo đảm tỷ lệ tốt nghiệp như mơ cũng không phải mới. Chẳng phải đến tận trường thi mới thấy, hãy thử đến gia đình của các thí sinh hay đi gần các em sau giờ thi là nghe khá nhiều thông tin sát thực đến bất ngờ.

Thành tích của ngành giáo dục cũng như bộ quần áo mới của nhà vua. Có điều, ai là cậu bé vô tư nọ? Ai cũng phải cân nhắc nói thế nào và khi nào.

Tôi nhất trí với ý kiến của nhiều độc giả về vấn đề nhức nhối của hiện tượng này là "nhân cách của các nhà giáo". Người thầy mà ngay từ ghế nhà trường đã hướng dẫn trò những việc làm gian dối. Hỏi học trò nghĩ gì? Khó có thể biết được.Vì các em cũng biết đọc bài đúng tinh thần khi được hỏi (như khi có giáo viên dự giờ), chứ không bao giờ nói lên suy nghĩ thực của các em. Đích của xã hội ta trong việc giáo dục là gì? Là những điểm số cao ngất hay những công dân trung thực với kiến thức vững vàng?

Theo dòng sự kiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,