221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
667038
Bác sĩ Hải Oanh với hành trình đến ĐH Yale
1
Article
null
Bác sĩ Hải Oanh với hành trình đến ĐH Yale
,

(VietNamNet) -  Khó lắm mới "chen chân" được 15 phút vào giờ giải lao vì lịch làm việc của bác sỹ Khuất Thị Hải Oanh - người Việt đầu tiên của chương trình nghiên cứu sinh (NCS) trường ĐH Yale (Mỹ) luôn trong tình trạng kín đặc! Chị là 1 trong số 18 NCS quốc tế năm 2005 sẽ tham dự chương trình đào tạo và nghiên cứu kéo dài 17 tuần tại ĐH Yale, bắt đầu từ tháng 8 tới.

Thú vị vì không áp đặt

Soạn: AM 448239 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chị Khuất Thị Hải Oanh

Nói chuyện, chị luôn nhìn đồng hồ với lý do sợ "lấn sân" sang công việc tiếp lúc 12h30. Chị giải thích "Mọi người hiểu NCS là đi làm tiến sĩ, nhưng chương trình này không phải như thế vì nó gần giống như một chương trình nghiên cứu. Điều đặc biệt thú vị là không áp đặt, NCS được nghiên cứu vấn đề mình quan tâm. 18 người có tên trong danh sách những NCS thế giới do trường ĐH Yale công bố với 18 đề tài nghiên cứu khác nhau...". 

Đề tài chị chọn là vấn đề "Y tế, sức khỏe công cộng HIV-AIDS" - đây cũng là lĩnh vực hoạt động của chị tại Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.

Chị kể: Việc tham gia chương trình này do một bác sĩ người Úc đăng ký - là một người rất uy tín. Trước đây ông là Chủ tịch đầu tiên của "Hội giảm hại quốc tế" và chị đã được làm việc một vài dịp.

Năm 2004, ông đã giới thiệu một bác sĩ người Iran cho chương trình NCS trường ĐH Yale. Và năm nay, ông cũng nhận được đề nghị từ phía trường giới thiệu cho một vài người khác. Chị là 1 trong số 4 người ở các nước khác nhau được giới thiệu.

Cuối năm 2004, "mình nhận được email từ trường ĐH Yale với các thông tin kèm theo về chương trình và đề nghị nếu tham gia thì đăng ký. Lúc này, mình cũng có một chút do dự...".

Điều do dự trước khi quyết định tham gia vì đây là một trường ĐH khá danh tiếng của Mỹ. Những thông tin về các NCS khóa trước đều là những người rất danh giá và có vị trí rất quan trọng. Đọc những thông tin này khiến mình hiểu "trường ĐH Yale chỉ dành cho những người lãnh đạo đang lên. Và họ đang là những nhà lãnh đạo của các nước trong khu vực...Còn mình thì nhỏ bé và chẳng ăn thua gì".

Tháng 1/2005, Oanh nộp đơn tham dự kèm theo một trang tự bạch gồm những thông tin cá nhân, chỉ với ý định giao lưu toàn cầu. Bất ngờ, sau 3 tháng, chị nhận được thông tin từ trường ĐH Yale được chọn vào vòng bán kết và kèm theo buổi phỏng vấn qua điện thoại. Lúc đầu cũng hồi hộp vì không biết họ sẽ phỏng vấn những gì, nhưng rồi những câu hỏi đặt ra không như Oanh nghĩ: rất hóc! Đại loại cuộc phỏng vấn là: Chị đang làm gi? Tại sao lại muốn tham gia vào chương trình này? Nếu được chọn tham dự chương trình chị có đi được?... 

"Lúc này, mình rất vui vì ít nhiều cũng khẳng định được vai trò của người phụ nữ Á Đông. Khi trả lời mình cũng chưa biết có đi được không vì công việc ở nhà rất nhiều cộng với cậu con trai đang học lớp 8". 

Danh giá + Tôn trọng = Đào tạo được người tài?

ĐH Yale nổi tiếng về lĩnh vực đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai với 4 trong số 6 tổng thống gần đây nhất của nước Mỹ đã từng tốt nghiệp trường này. Mỗi năm, ĐH Yale lựa chọn 18 NCS từ nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới trên cơ sở đánh giá về mức độ hoàn thành công việc ở cương vị hiện thời của mỗi người.

Đôi nét về bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh:

Quê ở Hà Tây

Tốt nghiệp trường ĐH Y năm 1993. 

Đã từng công tác nhiều nơi. Trước khi chuyển về làm Trưởng phòng Sức khỏe Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã Hội - chị đã từng là Bác sĩ ở Bệnh viện Y học Dân tộc Quân đội.

Ngoài bằng ĐH Y loại trung bình, chị còn có trong tay bằng chuyên Khoa siêu âm và chuyên Khoa Y học Dân tộc.

Với chị Oanh, tham gia chương trình để thử sức "mọn". Khi được hỏi lý do tại sao lại muốn tham gia vào chương trình này? Câu trả lời ngắn gọn vì chị xem "đó là một cơ hội toàn cầu" với hai động cơ.

Thứ nhất chị coi đây là một cơ hội tốt để mở rộng tầm nhìn, gặp gỡ trao đổi với những chuyên gia nổi tiếng trên thế giới. Động cơ nữa là muốn gián tiếp đánh giá người phụ nữ Việt Nam có những khả năng, năng lực đứng vào hàng ngũ chung trên thế giới được đến đâu.

Chi tâm sự: "khi nhận được email của trường ĐH Yale, tâm trạng rất bối rối trước những thông tin của trường và các thế hệ NCS đã trải qua...Nhưng cách thông tin và hướng dẫn của họ mình cảm thấy rất gần gũi và tự tin. Họ luôn hướng về mình với một tinh thần tôn trọng và sự hỗ trợ rất cao. Mình không bao giờ cảm thấy căng thẳng trong quá trình tham gia"

Mặc dù, ông xã không muốn vợ vắng nhà, nhưng chị đã quyết định tham dự chương trình. 4 tháng, bỏ đằng sau nhiều công việc "công" và "tư" cần chị xử lý. Chị sẽ thu xếp và tận dụng khoảng thời gian tối đa để trau dồi kiến thức chuyên môn sâu rộng hơn. 

Lên đường với hy vọng, sau khi kết thúc chương trình, mình sẽ hiểu rõ hơn cho những nỗ lực để việc dự phòng HIV-AIDS; xây dựng các chính sách HIV - AIDS hiệu quả ở Việt Nam - chị nói. 

Chị trăn trở, để phòng HIV không chỉ có các chính sách phù hợp, còn phải biết huy động các nhóm tài trợ khác nhau của xã hội, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam...Công việc chuyên môn khiến chị lo ngại về tình hình HIV ở Việt Nam vì chưa có dấu hiệu giảm.

"Giảm số nhiễm HIV, đem lại sức khỏe xã hội..." như một thông điệp góp chung với tiếng nói thế giới tìm giải pháp phòng chống hiệu quả. Đó cũng là mục đích chị Khuất Thị Hải Oanh mong muốn học hỏi từ chương trình đào tạo và nghiên cứu kéo dài 17 tuần tại ĐH Yale tới đây.

Chị cho biết, sau khi hoàn thành chương trình, ĐH Yale sẽ cấp chứng chỉ tương đương chuyên ngành nghiên cứu. Và 2 năm họ tổ chức gặp mặt/ lần để cùng trao đổi, bàn bạc những vấn đề cùng quan tâm...

  • Kiều Oanh  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,