221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
667926
Học phí tăng nhanh, SV đổ xô học trường công
1
Article
null
Mỹ:
Học phí tăng nhanh, SV đổ xô học trường công
,

Chi phí học ĐH ở Mỹ đang tăng lên, người dân Mỹ đang phải gắng sức để chi trả học phí ĐH. Vì vậy, nhiều SV chuyển hướng sang học trường ĐH công.

Soạn: AM 449393 gửi đến 996 để nhận ảnh này
SV trường ĐH San Diego State (Mỹ)

Theo các chuyên gia giáo dục ĐH, câu trả lời cho tình hình này rất ngắn gọn: nền kinh tế.  

Sandy Baum, nhà phân tích chính sách lâu năm tại hiệp hội phi lợi nhuận College Board cho biết nguyên nhân hiển nhiên nhất về việc học phí CĐ và ĐH công tăng nhanh là do ngân sách nhà nước bị thắt chặt, ngân sách cấp cho các trường giảm.

Ông Tony Pals, giám đốc bộ phận thông tin công tại Quỹ quốc gia các trường CĐ và ĐH độc lập Mỹ cho biết năm nay, học phí trường ĐH tư ở Mỹ tăng 6%, học phí ĐH công tăng 10,5%. Tuy nhiên, đó chỉ là những số liệu mới nhất. Còn theo số liệu của hiệp hội College Board, trong 12 năm qua, học phí một năm học tại trường ĐH công ở Mỹ tăng trung bình 83%, tại trường tư tăng 74%.

Khoảng 1/3 lợi nhuận của các trường ĐH công là từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, khi ngân sách nhà nước giảm hoặc tăng chậm như mấy năm gần đây, mức học phí tăng nhanh hơn trước.

Còn ở các trường ĐH tư, tình hình tài chính cũng chẳng dễ dàng hơn. Ở những trường này, tiền quyên góp là"nguồn hỗ trợ lớn". Nhưng lợi tức từ số tiền quyên góp này đã suy giảm. Trước đây, tiền quyên góp cho các trường tư thường tăng trưởng hai con số, song giờ đây cũng bắt đầu sụt giảm. Từ năm 2001 đến năm 2003, tiền quyên góp giảm 1,2%. Đây là đợt giảm đầu tiên trong vòng 14 năm.

Lạm phát, ưu tiên tiêu dùng liên bang, giá sinh hoạt và thậm chí chi phí bảo hiểm y tế là những yếu tố khiến chi phí giáo dục tăng. Do có thêm SV học ĐH, vốn cho SV vay của liên bang ngày càng hạn hẹp. Ngoài ra, nhiều bang ở Mỹ cắt hỗ trợ cho trường CĐ, ĐH công, trong khi tại các trường tư, tiền quyên góp và lợi tức vốn đầu tư đều giảm. Kết quả là: SV và gia đình phải gánh hậu quả và chi phí ĐH tăng cao hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, các trường ĐH đang nỗ lực thu hút SV. John Curtis, giám đốc nghiên cứu của Hiệp hội Giáo sư ĐH Mỹ cho biết một thực tế đáng lo ngại rằng nhiều trường CĐ, ĐH đang bổ sung tiện nghi để thu hút sinh viên. Đó là thị trường đầy cạnh tranh cho SV, song việc chi tiêu này không cân xứng với lượng tiền chi cho việc giảng dạy mà lẽ ra, đây mới là khoản chi tiêu chính.

Ngoài ra, lương cho các lãnh đạo trường ĐH ngày càng tăng cũng góp phần làm tài chính các trường eo hẹp. Bà Finney cũng thừa nhận là lương bổng cho quan chức ĐH đang trong tình trạng không thể kiểm soát được. Điều này làm ảnh hưởng tài  chính của cả hệ thống và đây một xu hướng khá nguy hiểm.

Jacqueline King, giám đốc trung tâm Phân tích chính sách Hội đồng Giáo dục Mỹ cho biết, mặc dù cắt giảm ngân sách các trường CĐ, ĐH, các bang cũng không tăng nguồn hỗ trợ tài chính.

Theo King, tiền hỗ trợ SV tăng đều đặn trong thập kỷ 90. Song kể từ đó, Mỹ lâm vào suy sụp kinh tế, các bang bị ảnh hưởng mạnh. Giá cả tăng nhanh hơn so với khoản trợ cấp cho SV. Tiền hỗ trợ liên bang cho SV không tăng cùng với nhu cầu. Học bổng và tiền cho vay có tăng song không theo kịp lạm phát. Lượng SV đăng ký học tăng khiến cho nhiều SV phải cạnh tranh với số học bổng vốn ít ỏi và nếu có, cũng chỉ tăng rất chậm.

John Curtis, giám đốc nghiên cứu của hiệp hội Giáo sư ĐH Mỹ dự tính, cứ theo đà này, sẽ dẫn đến tình trạng SV đổ xô học ĐH công. Còn các trường ĐH lại lựa chọn SV kỹ càng hơn, chi phí học ĐH không tương xứng với trợ cấp SV. Như vậy, sẽ chỉ rất ít người nhận được giáo dục ĐH.

  • Kiều Trinh (Theo Bankrate.com)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,