221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
705943
Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu
1
Article
null
Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu
,
"Những người có quyết định đi học 3 năm (đề án 322) của Bộ GD-ĐT đang đứng trước nguy cơ phải chấm dứt học tập và về nước trước khi hoàn thành luận án hoặc hoàn thành nhưng có thể bị đánh trượt".
Soạn: AM 545809 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các du học sinh Việt Nam tại Australia

Nhóm nghiên cứu sinh (NCS) Việt Nam thuộc đề án đào tạo cán bộ tại nước ngoài bằng Ngân sách Nhà nước (Đề án 322) tại Australia đã từng "gõ cửa" Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT, Ban Điều hành Đề án 322...để tìm câu trả lời thỏa đáng.

Nhóm đã gửi thư tới VietNamNet  kiến nghị của mình. Để rộng đường dư luận trao đổi về vấn đề  đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, VietNamNet đăng tải kiến nghị này.

Không gia hạn: mất 700.000 USD!

Gần đây, những NCS 322 có quyết định đi học 3 năm của Bộ GD-ĐT đang đứng trước nguy cơ phải chấp dứt học tập và về nước trước khi hoàn thành luận án hoặc hoàn thành nhưng có thể bị đánh trượt. Lý do là họ cũng như gần 100% các NCS tất cả các nước đều cần phải gia hạn sau 3 năm - phù hợp với quy trình đào tạo của trường bạn cũng như kinh nghiệm thực tế của các NCS xuất sắc hiện đã trở thành giảng viên hoặc nghiên cứu viên ở các nước tiên tiến này.

Tuy nhiên vào cuối tháng 12/2004, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Trần Văn Nhung chủ trì cuộc họp với nghị quyết "không chủ trương cho NCS gia hạn"; "không cấp bất kỳ một khoản kinh phí nào trong thời gian gia hạn", chỉ xem xét "trường hợp đặc biệt". Lo lắng, búc xúc trước quyết sách đó của Bộ, một số NCS có quyết định 3 năm đã làm Đơn kiến nghị gửi Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT kiến nghị: Cho phép NCS gia hạn sau 3 năm trên cơ sở để nghị của trường bạn và được Đề án 322 chi trả toàn bộ kinh phí...

Ngày 15/7/2005, ông Trương Duy Phúc, quyền Trưởng Ban điều hành Đề án 322 (BĐH 322) đã ký công văn số 280/BGD&ĐT-VP và đổi thành số 6594 nhưng vẫn giữ nguyên nội dung (gồm 4 điểm chính) để trả lời kiến nghị của NCS và báo cáo với Phó Thủ tướng?! Hơn nữa, trong công văn đó BĐH 322 (Bộ GD - ĐT) đã đưa ra nhiều thông tin không chính xác.

Cụ thể là: Theo lập luận của BĐH, việc chỉ cho NCS thời gian tối thiểu 3 năm theo thư mời đầu tiên của trường bạn là "tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước". Tư duy kiểu này với một chiến lược đào tạo những cán bộ Khoa học Kỹ thuật tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến của thế giới sẽ dẫn đến...hậu quả ngược lại. Việc gửi NCS đi học ở các nước phát triển thực chất là hành động đi mua hàng hóa kiến thức khoa học, kỹ năng lao động có trình độ và chất lượng cao trên thị trường khoa học, công nghệ quốc tế. Muốn thành công, người mua phải có chính sách linh hoạt tuân theo các quy luật vận động khách quan của thị trường đó.

Quyết định kiên quyết không cho NCS gia hạn hoặc "gia hạn nhưng phải tự túc kinh phí" bất chấp cơ sở đào tạo có thư yêu cầu gia hạn. Hậu quả các NCS 322 có quyết định 3 năm sẽ không chứng minh được tài chính và không được chính phủ nước bạn gia hạn visa nên phải về nước ngay sau 3 năm, tức trước khi trình luận án. 

Với quyết định cứng, bất chấp yêu cầu linh hoạt của thị trường quốc tế của Bộ GD - ĐT sẽ làm mất đi số tiền đầu tư của Nhà nước cho 1 NCS 3 năm với tổng kinh phí là 20.500 USD (gồm 14.000 USD học phí và 6.500 USD sinh hoạt phí). Như vậy, tổng chi phí cho 3 năm đào tạo trước đó cho ít nhất 10 NCS cần gia hạn là 700.000 USD (tương đương 10 tỷ đồng Việt Nam). Trong khi thực tế, con số NCS xin gia hạn ở Australia còn nhiều hơn.

Các NCS không hề ký cam kết cụ thể số năm học tại trường bạn, bởi con số này có thể biến đổi theo yêu cầu của trường và cũng chỉ tối đa đến 4 năm. 

Trong chuyến công tác tại Australia cùng với BĐH 322 cuối năm 2004, sau khi nghe các NCS 322 trình bày tình hình và nguyện vọng  gia hạn trong chuyến công tác tại Australia cùng BĐH 322, đại diện Vụ Tài chính Đối ngoại (Bộ Tài chính) đã hứa trước đông đảo các NCS là sẽ giải quyết cho gia hạn các trường hợp NCS có quyết định 3 năm.

Ngoài ra, trong số NCS vừa xin gia hạn vẫn có "trường hợp đặc biệt" là chị Nguyễn Vũ Bích Hiền chỉ phải tự túc kinh phí sinh hoạt phí, tức được BĐH 322 cấp kinh phí một học kỳ nhưng tất cả những người khác lại bị yêu cầu tự túc hoàn toàn. Lý do BĐH đưa ra vì chị Hiền là trường hợp bất khả kháng do nghỉ sinh con thật vô lý, vì chị Hiền đã xin nghỉ học trong thời gian này.

Lý do thứ hai, BĐH 322 viện dẫn cho việc chỉ chấp nhận thời gian tối thiểu nếu trường đưa ra 2 sự lựa chọn là để cho các NCS nỗ lực phấn đấu?!

Trước tình thế đó, đáng lẽ chính sách phát triển đúng của mọi cơ quan chính phủ là cần tạo cho NCS 322 ít nhất một lợi thế về thời gian, tức cho họ trên 4 năm thì Bộ GD -ĐT lại ra chính sách ngược lại là chỉ cho họ thời gian tối thiểu. Quyết sách này chỉ làm cho sự nỗ lực vốn có của NCS càng thêm căng thẳng. Điều này cũng gây thêm cho NCS học bổng Nhà nước Việt Nam một bất lợi nữa so với các SV quốc tế.... 

Nghiên cứu 3 năm rồi về gửi luận án sang chấm là sai?

Ngoài nỗ lực chủ quan của NCS, thời gian đào tạo cũng như nhiều vấn đề khác tất yếu phụ thuộc vào những nhân tố khách quan như thời gian thu thập số liệu nghiên cứu cần thiết theo chuẩn quốc tế nhưng lại chưa có trong chỉ tiêu thống kê của Việt Nam; sự thay đổi bất thường của đối tượng nghiên cứu...Những yếu tố đó nằm ngoài nỗ lực phấn đấu của NCS. Chính vì thế, các trường ở các nước văn minh mới có chính sách gia hạn sau 3 năm để tạo điều kiện cho NCS vượt qua những khó khăn khách quan đặt ra. 

Như vậy, việc Bộ GD - ĐT ép NCS phải nghiên cứu trong 3 năm cũng thể hiện tư duy quản lý vĩ mô lạc hậu, theo kiểu chủ quan duy ý trí. Trong mục 2 và 3 của công văn, báo cáo của BĐH 322 với Bộ trưởng và Chính phủ về thời gian đào tạo NCS ở Australia cơ bản 3 năm và NCS có thể về nước hoàn thành luận án rồi gửi đến Hội đồng chấm là hoàn toàn sai sự thật

Thực chất, thời gian đào tạo thông thường ở Australia và Anh là 4 năm cho toàn bộ các trường: chỉ có hình thức là khác nhau. "Trường hợp của chúng tôi là 4 năm chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 trong 3 năm theo thư mời đầu tiên của trường, giai đoạn 2 tối đa là 2 năm tùy theo yêu cầu của thầy hướng dẫn". Chỉ một vài trường hợp rất đặc biệt thuộc ngành khoa học tự nhiên trong hàng trăm NCS là đã hoàn thành luận án trong 3 năm. 

Do đó, các trường tại Australia và một số nước phát triển khác hoàn toàn không cho phép các NCS đã nhập học tại trường về nước rồi mới đệ trình luận án vì nếu thế trường sẽ không kiểm soát được chất lượng.

Việc chấm luận án được thực hiện theo cơ chế phản biện kín quốc tế bởi 3 người phản biện kín (examiner) không thuộc trường, trong đó có hai người nước ngoài. Kết quả chấm chỉ được biết sau 6 tháng. Và thực tế có người trượt hoàn toàn không thể làm lại, một tỷ lệ không nhỏ bị yêu cầu phải sửa chữa lớn (major correction) tức phải quay sang trường bạn, đóng học phí để làm lại....

Tóm lại, về kinh tế và quốc tế: quyết sách không cho NCS gia hạn của Bộ GD - ĐT hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. Thực chất gây ra lãng phí ngân sách, cũng như tinh thần đổi mới giáo dục ĐH của Hội đồng Quốc gia giáo dục. 

Về xã hội, chính sách đó thể hiện sự đối xử không công bằng giữa các NCS được Bộ gửi đi học. Hầu hết, các NCS 322 nhập học đầu năm 2004 hay 2005 đều được nhận quyết định cử đi học 4 năm ngay từ đầu của Bộ trên cơ sở thư đề nghị của trường. Còn với các NCS có quyết định 3 năm, dù đã hoặc sẽ có thư đề nghị chính thức của trường bạn để tổng thời gian thành 4 năm (chỉ có điểm khác nhỏ về hình thức là chia làm hai giai đoạn) thì lại nhận được sự đối xử cứng nhắc.

Hơn nữa, việc chỉ xem xét giải quyết cho gia hạn những trường hợp đặc biệt nhưng không có tiêu chí rõ ràng, cụ thể và công bằng sẽ có nhiều khả năng chứa đựng tiêu cực trong công tác điều hành? 

  • Nhóm Nghiên cứu sinh 322 tại Australia 

VietNamNet đăng tải kiến nghị của nhóm nghiên cứu sinh. Mong nhận được phản hồi và các phân tích hợp lý từ phía độc giả, nhất là "người trong cuộc" - những NCS tham gia đề án 322 ở các nước. Các ý kiến trao đổi sẽ được tòa soạn liên lạc lại với tác giả trước khi đăng tải (Lưu ý, để thuận tiện cho công tác biên tập, mong các bạn gõ bằng kiểu chữ tiếng Việt có dấu. Cảm ơn các bạn!):

 

 

 

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,