221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
706463
"Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"
1
Article
null
Về kiến nghị của nhóm NCS 322, Bộ GD-ĐT:
'Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ'
,

(VietNamNet) - Tiến sĩ Trương Duy Phúc, phó Ban Điều hành Đề án 322 (Bộ GD - ĐT) đã trao đổi với VietNamNet xung quanh kiến nghị mà nhóm NCS 322 tại Australia đặt ra. Ông Phúc cho biết:

Soạn: AM 547294 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Trương Duy Phúc: "Tại sao, cùng một trường, người này chỉ 3 năm thì hoàn thành. Vậy, tại sao người khác lại phải "gia hạn" thêm.?"

Nguyên tắc cử NCS đi đào tạo ở nước ngoài căn cứ trên thời hạn của trường đề nghị. Nếu trường đề nghị 3 năm thì chúng tôi ra quyết định 3 năm để trả kinh phí. 

Chủ trương của Bộ GD - ĐT là không  "gia hạn" đối với NCS". Tuy nhiên, chỉ "gia hạn" đối với những trường hợp đặc biệt và nếu được, sẽ không được cấp sinh hoạt phí và học phí. Đã có trường  xin "gia hạn" với lý do sinh con. Chúng tôi đồng ý và thời gian nghỉ sinh phải tự túc kinh phí. 

- Đồng ý cho "gia hạn" đối với những trường hợp đặc biệt nhưng tự túc kinh phí, như ông nói thì đây là chủ trương của Bộ GD - ĐT. Và cụ thể chủ trương này như thế nào?

Trong công văn của Bộ GD - ĐT có nói rõ: NCS đi nghiên cứu phải đúng thời hạn và tiến độ. Trước lúc đi, tất cả mọi NCS đều phải cam kết: "Học đúng hạn, đúng tiến độ". Nếu đúng hạn và đúng tiến độ thì chúng tôi sẽ chuyển sinh hoạt phí và học phí đều đặn. Anh nào mà không đúng tiến độ, đúng thời hạn và có kết quả học tập kém thì chúng tôi cắt  học phí và sinh hoạt phí...

Đề án 322 bắt đầu triển khai năm 2001. Bây giờ đến niên hạn nộp luận văn rồi thì bắt đầu phát sinh xin gia hạn...Chứ trước đây báo cáo, ai cũng đúng tiến độ hết, tốt hết...

- Trong đơn khiếu nại, các NCS có trình bày: thực chất thời gian đào tạo thông thường ở Australia và Anh là 4 năm cho toàn bộ các trường...Nhưng tại sao thời gian cam kết học thực tế chỉ 3 năm?

- Thực tế, khi quyết định cử NCS đi nghiên cứu, chúng tôi căn cứ vào thư mời của trường bạn. Nếu trường mời 3 năm chúng tôi làm thủ tục cấp sinh hoạt phí và học phí 3 năm. Chứ làm gì có chuyện "gia hạn" thêm. Đây là Đề án duyệt theo Ngân sách Nhà nước, muốn "gia hạn" đâu chỉ mình Bộ GD - ĐT quyết định được. Phải giải trình với Bộ Tài chính nữa.

Nếu thư mời của họ chỉ có 3 năm thì làm gì có chuyện 4 năm - đây là nguyên tắc. Thế nhưng, trong số LHS tại Australia có nói "Chúng tôi báo cáo với Bộ trưởng Bộ GD - ĐT  ở Australia, Anh làm nghiên cứu chủ yếu 3 năm là sai sự thực"- như vậy là không đúng! Thực tế, những người giỏi chỉ cần học tập và nghiên cứu đúng thời hạn cho phép...

"Phát sinh thì phải xem xét, chứ ai đi làm công văn..."

- "Chỉ xét gia hạn đối với trường hợp đặc biệt...", nếu đây là chủ trương của Bộ GD - ĐT thì nó phải được cụ thể hóa bằng văn bản chứ?

Như đã nói là không có chủ trương gia hạn cho các NCS.  Cái này là vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai giai đoạn 1 của đề án, chứ ai đi học mà lại "gia hạn". Làm gì có chuyện "gia hạn" trong quá trình đi học: 3 năm là 3 năm; 4 năm là 4 năm...Tự nhiên phát sinh ra chuyện này thì chúng tôi phải họp bàn chứ ai đi làm công văn...

- Trường hợp phát sinh như vậy khi triển khai giai đoạn 1 của Đề án này đã nhiều chưa?

Bây giờ đến hạn nộp luận văn thì mới phát sinh nhóm NCS tại Australia. Thực tế, chỉ có người chây lười không hoàn thành đúng thời hạn nghiên cứu quy định mới xin "gia hạn".

- Ông nói chỉ có những người chây lười, kết quả học tập kém... không hoàn thành đúng thời hạn mới xin "gia hạn". Vậy Ban Điều hành Đề án đã có kiểm chứng nguyên nhân cụ thể?

Lúc làm đơn thì anh nào cũng nói lý do là làm thí nghiệm...Khi kiểm tra nếu đúng xin "gia hạn" để làm thí nghiệm, nhưng sinh hoạt phí và học phí phải tự túc. Bởi như đã nói, kinh phí Đề án 322 xin cấp theo kế hoạch ngân sách Nhà nước. Và trong Thông tư 88 của Bộ Tài chính không có mục cấp kinh phí "gia hạn" cho NCS. Ngân sách Nhà nước cấp phải có kế hoạch cụ thể.

- Mục đích đặt ra là đưa cán bộ đi học nước ngoài đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao. Giả sử, trường hợp muốn "gia hạn" học phù hợp (không tính đến những đối tượng chây lười...) mà có nhu cầu thực sự cần đến 4 năm để hoàn thành thì tại sao đã đầu tư được 3 năm rồi mà không thêm thời gian "gia hạn"?

Vấn đề này chúng tôi cũng đã nghĩ đến và có so sánh: Tại sao, cùng một trường, người này chỉ 3 năm thì hoàn thành. Vậy, tại sao người khác lại phải "gia hạn" thêm. Vừa rồi, chúng tôi cũng ký quyết định cho đi học đúng trường mà nghiên cứu sinh (là người xin gia hạn). Chúng tôi cũng đặt vấn đề có người xin gia hạn thêm thì chị này cũng cam kết chỉ học 3 năm. 

- Khi kiểm tra lại thông tin xin "gia hạn" thì thấy có xứng đáng hay không?

Tất cả những người có đơn xin "gia hạn" và chúng tôi đều xem xét. Đối với những lý do chính đáng thì vẫn cho gia hạn nhưng tự túc kinh phí...Trong số 14 người học tại Australia, có những người mới học 6 tháng (thời gian học là 3 năm) cũng xin "gia hạn" rồi. Nhưng đối tượng này vừa mới xin rút đơn...

- Có thể, theo lý do mà họ trình bày: khi sang đó thì quá trình nghiên cứu cũng như sự linh hoạt của các trường lại khác đi...

Như tôi đã nói, những người có đơn, chúng tôi đều xem xét. Và đối với trường hợp vì lý do đặc biệt vẫn được giải quyết nhưng phải tự túc kinh phí.

"Cam kết đi học ai nghĩ đến chuyện "đúp" để gia hạn!"

- Có một thời gian, các NCS đã từng lên tiếng về việc: gửi sinh hoạt phí chậm. Khi họ lên tiếng thì việc gửi lại còn chậm hơn. Và liệu có xảy ra tình trạng đó hay không?

Trường hợp họ không gửi báo cáo về thì chúng tôi không chuyển. Sau khi gửi báo cáo kết quả học tập về thì chúng tôi chuyển tất cả mọi học bổng và ai cũng vậy. Mình là người cấp học bổng thì phải xem người ta học như thế nào thì mới cấp chứ. Chẳng qua họ không chịu gửi báo cáo kết quả về thì chúng tôi căn cứ vào đó để chuyển học bổng... 

- Trở lại vấn đề nhiều người thắc mắc: Tại sao không chủ trương như ông giải thích ban đầu là đề án này không chủ trương gia hạn?

Ban đầu, chúng tôi cũng không nghĩ đến vấn đề gia hạn, ai nghĩ đi học lại phải gia hạn. Thời gian học ai nghĩ đến chuyện "đúp", Và làm đề án đã đề cập đến chuyện gia hạn thì ai duyệt...Sau 4 năm thực hiện mới phát sinh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc họp và lãnh đạo Bộ đã có chỉ đạo như vậy. 

- Và ông thấy việc không "gia hạn" như vậy có thỏa đáng nếu như họ nói rằng lý do của họ là chính đáng?

Lý do họ đã nêu trong đơn là trường đề nghị cho gia hạn - đây là lý do duy nhất. 

- Vấn đề đặt ra là không chủ trương "gia hạn" và căn cứ vào đâu để Ban điều hành Đề án 322 thống nhất "đối với những trường hợp đặt biệt thì cho gia hạn..."?

Chẳng qua chúng tôi muốn mở ra một cơ hội để họ được "gia hạn", nếu được họ  phải tự túc kinh phí. Trường hợp được xem xét gia hạn là ốm đau, sinh con...

- Lý do họ đưa ra như ông nói là trường đề nghị cho "gia hạn". Xét dưới góc độ đi học thì họ phải hoàn thành. Tại sao mình không tạo điều kiện khi mà có thư đề nghị từ phía trường?

Thực tế, trường cho "gia hạn" thì Ban Điều hành Đề án phải trả học phí còn họ (các trường ĐH) được tiền. Muốn thu tiền thì có thể 3 năm, họ vẫn có thể gia hạn...

- Như ông nói là hết ba năm thực hiện đề án thì vấn đề bây giờ mới phát sinh. Khi làm đề án cũng như điều hành mình có lường đến trường hợp này không? Và giai đoạn 2 mình sẽ xử lý đối với những trường hợp tượng tự thế nào nếu có? 

Trước khi làm Đề án, không ai nghĩ là NCS của mình không làm đúng hạn. Vì những người được tuyển chọn toàn những nhân tài cả! Không nghĩ trường mời 3 năm thành 4 năm...

Giai đoạn 2 vừa rồi có chủ trương: Lãnh đạo Bộ GD - ĐT vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ "có thể cho gia hạn nhưng với điều kiện phải tự túc kinh phí". 

- Trước khi tuyển chọn và cử đi học, những cam kết cụ thể với những NCS Ban Điều hành có lường đến những trường hợp phát sinh như thế này không? Cụ thể như có luờng đến chuyện phát sinh từ phía trường yêu cầu gia hạn hoặc phía họ thì phải tự túc? 

Trước khi đi chỉ có cam kết làm đúng hạn và hoàn thành nhiệm vụ thì phải về nước. Nếu không về thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho Nhà nước. 

- Xin cảm ơn ông!

  •  Kiều Oanh - Hạ Anh (thực hiện)

 Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,