221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
706817
Cuối tháng 9, Chính phủ thảo luận đề án học phí mới
1
Article
null
Cuối tháng 9, Chính phủ thảo luận đề án học phí mới
,

(VietNamNet) - "Làm rõ chi phí cần thiết, tiêu chí chất lượng cụ thể để xác định học phí do dân đóng góp"  là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm sau khi nghe đại diện Bộ GD-ĐT báo cáo nội dung chính của đề án học phí mới.

Soạn: AM 548198 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tinh thần của đề án học phí mới là ngoài học phí, các trường không được thu thêm khoản phí nào khác (Ảnh: Phạm Hải)

Buổi báo cáo diễn ra chiều 13/9. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Ban Khoa giáo TW, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hội khuyến học, Văn phòng Chính phủ, đại diện Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.  

Các trường ĐH, CĐ và THCN công lập hiện đang thực hiện mức thu học phí quy định từ năm 1998. Mức thu một năm với hệ đại học: không quá 1,8 triệu đồng, hệ CĐ: không quá 1,5 triệu đồng; Hệ THCN: không quá 1,2 triệu đồng.

Lý do tăng học phí, nếu tiếp tục giữ mức học phí hiện hành, các trường không thể trang trải kinh phí đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Nhiều ý kiến tại cuộc họp đã đồng ý tăng học phí, nhưng cho rằng, phải tăng một cách hợp lý. Chẳng hạn, những ngành chi phí đào tạo lớn như khoa học kỹ thuật, y khoa, sẽ phải tăng nhiều hơn các ngành khối kinh tế, xã hội nhân văn. Tuy nhiên, mức trần học phí không nên quá cao so với mức hiện hành.  

Kết thúc cuộc họp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu các ý kiến góp ý, khẩn trương hoàn thiện để chuẩn bị báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 9 sắp tới. 

Cụ thể, Bộ GD-ĐT cần lưu ý là phải tính toán để làm rõ mức chi phí cần thiết cho giáo dục theo những mức tiêu chí chất lượng cụ thể để từ đó xác định về học phí do dân đóng góp, có thể phân theo các khối ngành để xác định. 

Các căn cứ nêu ra phải có sự thuyết phục cao, lý giải rõ căn cứ để xác định mức sàn và trần của khung học phí điều chỉnh mới. Xác định rõ quan điểm về việc quy định đối với các cơ sở ngoài công lập, đặc biệt lưu ý là đối với loại hình phi lợi nhuận. Bộ GD-ĐT cần nêu ra các phương án khác nhau để xin ý kiến Chính phủ tại kỳ họp tới.

  • Thu Linh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,