221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
707707
"Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài"
1
Article
null
'Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài'
,
Tôi hiện cũng là một NCS, tuy không thuộc chương trình 322, nhưng cũng biết ít nhiều về vấn đề tài chính của chương trình này. SHP thấp và trễ luôn luôn là vấn đề bức bách đối với NCS. Tuy nhiên, về chuyện cấp kinh phí, tôi không hoàn toàn đồng ý với các bạn là Nhà nước sẽ phải cung cấp chi phí cho sinh hoạt trong 4 năm cho NCS tiến sĩ.

Theo tôi được biết, hầu như chẳng có học bổng nào cho như vậy cả (trừ một trường hợp tôi biết: có một NCS cùng phòng thí nghiệm với tôi, đến từ Arập Xê Út, được học bổng từ Anh, 20 nghìn bảng một năm, trong 5 năm. Nếu VN mình nhiều dầu mỏ như Arập Xê Út thì mình cũng nên đòi hỏi như thế cho đáng!)

Trước hết, các bạn NCS được chọn gửi đi học là thành phần ưu tú của đất nước. Do vậy, các bạn mới được Nhà nước gửi đi học. Nhà nước có quyền đặt niềm tin vào khả năng nghiên cứu của các bạn. Người khác có thể kết thúc trong 3 năm, các bạn cũng phải có thể.

Không ai trông mong một người ưu tú được gửi đi học ở nước ngoài kết thúc khoá học của mình trong thời gian dài nhất mà trường đào tạo cho phép cả!

Hơn nữa, giả sử Nhà nước đồng ý chu cấp cho NCS VN trong suốt thời gian học tập ở nước ngoài, cho đến hết thời hạn cho phép của trường, liệu các bạn có muốn kết thúc sớm để tiết kiệm kinh phí cho nhà nước, hay là tìm cách kéo dài để ở lại nước ngoài để tiêu hết số tiền mà bà con trong nước đã chắt chiu dành dụm cho? Tôi nghĩ không ít NCS sẽ chọn phương án 2!

Ở đây tôi cũng xin nhắc thêm, trước khi đi nước ngoài, các bạn đều đã kí cam kết với Bộ GD-ĐT về các điều khoản về tiền nong. Và các bạn đều thấy được "viễn cảnh" này. Tại sao các bạn không ý kiến ngay lúc ấy? Hay là thú nhận rằng mình không đủ khả năng để hoàn tất trong ba năm, và nhường lại suất của mình cho người khác dũng cảm hơn, có khả năng hơn?

Ở điểm này, tôi nghĩ đa số các bạn lúc ấy nghĩ rằng "đi được thì cứ đi, sang đấy hô hào, la ó, xin thêm được đồng nào thì hay đồng ấy". Chứ chẳng phải vì tiết kiệm cho đất nước! (Xin lỗi nếu tôi đã xúc phạm đến các bạn).

Nói như vậy không có nghĩa là Nhà nước dứt khoát không nên chu cấp cho những NCS nào quá thời hạn tối thiểu.

Hoàn thành PhD trong vòng 3 là rất khó (Bản thân tôi cũng không thể). Vấn để là ở chỗ Nhà nước cần tạo áp lực để NCS nỗ lực làm việc trong thời gian ở nước ngoài, đồng thời cũng phải cần hỗ trợ NCS trong thời gian ở nước ngoài nếu thời gian kéo dài là chính đáng.

Cần có một cơ chế cụ thể để theo dõ quá trình làm việc của NCS, dựa vào đấy để xem xét việc gia hạn thời gian cấp sinh hoạt phí. (Về việc này, tôi nghĩ, chỉ có giấy báo của trường thôi thì chưa đủ). Thật đáng tiếc nếu NCS sau 3 năm phải bỏ học giữa chừng chỉ vì cách làm việc cứng rắn quan liêu của cơ quan chủ quản.

Trên đây là một số ý kiến của tôi về vấn đề này. Mong các bạn cùng tham luận.

Trần Ngôn (London, UK - Email: ngon@hotmail.co.uk )

  • Mời tham gia diễn đàn- Du học bằng ngân sách Nhà nước

  • "Gia hạn nghiên cứu là chuyện bình thường"

  • Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu

  • "Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"

    Ý kiến của bạn?


     

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,