221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
708538
"NCS 322 có thể tự tìm kinh phí để gia hạn"
1
Article
null
'NCS 322 có thể tự tìm kinh phí để gia hạn'
,

Tôi là một NCS, nhưng không hưởng học bổng Ngân sách, mà xin học bổng trực tiếp từ trường tôi học (AIT, Thái Lan). Tuy nhiên, tôi cũng biết rõ tình hình tài chính, quản lý và du học sinh (DHS) của dự án 322, vì ở nơi tôi học, có khá nhiều du học sinh (DHS) đang học Thạc sỹ, Tiến sỹ của chương trình 322, nên tôi có một số ý kiến sau:

Soạn: AM 552831 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các học viên AIT trong một giờ học

Các DHS của chương trình 322 đều cố gắng học tập tốt, việc gia hạn nghiên cứu là tùy thuộc vào đặc điểm của đề tài và chuyên ngành, chứ không phải là giỏi hay không giỏi, tuy nhiên, tôi phản đối việc xin thêm kinh phí Ngân sách một cách không hợp lý của các NCS gia hạn, và một số góp ý cho cán bộ phụ trách chuơng trình 322.

1. Tại trường tôi, tôi khẳng định ra hầu hết các DHS của chương trình 322 đều cố gắng học tập tốt, học dành tối đa thời gian để học tập, nghiên cứu. Thời gian còn lại, họ tìm tài liệu để phục vụ cho công việc tương lai, học thêm ngoại ngữ tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ 2 (ở AIT, tiếng Anh dạy miễn phí, các ngoại ngữ 2 như tiếng Pháp, Thái, Trung, Nhật,.v.v. chỉ lấy học phí tượng trưng, rất rẻ). Vì vậy, tôi khẳng định là họ sẽ có chuyên môn tốt và năng lực làm việc cao khi kết thúc khóa học về nước, với điều kiện cơ quan tiếp nhận họ có biết sử dụng, đãi ngộ và khai thác khả năng của họ hay không mà thôi.

Gia hạn nghiên cứu là bình thường

Việc này càng phổ biến ở các trường mà thời hạn tối thiểu làm tiến sỹ chỉ là 3 năm, đúng như ý kiến của các anh Hoàng TrungTrần Ngôn, với đối tượng chỉ nói ở đây là các NCS có năng lực và làm việc hiệu quả.

Việc làm NCS tiến sỹ, thường có 2 yêu cầu chung, một là phải học cách nghiên cứu để trở thành một nghiên cứu viên độc lập, và thứ hai là phải phải tìm ra và chứng minh một “cái gì đó” hoàn toàn mới và có ứng dụng “gì đó” thực tế. Vậy nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm chuyên ngành và đề tài.

Có những chuyên ngành chưa phát triển (chỉ 20-25 năm trở lại đây), số lượng nghiên cứu trên thế giới còn ít, thì việc tìm hiểu các vấn đề cũ và tìm ra vấn đề mới chỉ tốn ít thời gian hơn, và việc phát triển đề tài đã chọn cũng ít thời gian hơn, vì thế các NCS có thể hoàn thành đề tài sớm hơn.

Ngược lại, đối với một số chuyên ngành đã có bề dày phát triển 30- 50 năm, thậm chí là 100, 200 năm rồi, thì quá trình tìm hiểu các vấn đề cũ, và tìm ra đề tài mới, có khi đã mất 1-2 năm, rồi sau đó, việc phát triển đề tài đã chọn cũng mất nhiều thời gian hơn. Vì thế, việc gia hạn sau 3 năm là bình thường. Hơn nữa, thời gian mà NCS đang học tại trường, học có rất nhiều cơ hội tham gia các hội thảo, trao đổi với các nhà nghiên cứu nổi tiếng, là rất có lợi cho chuyên môn.

Vì vậy, việc ở lại thêm 1-2 năm (so với thời gian cống hiến 20-30 năm sau khi về nước), là rất hiệu quả, và Nhà nuớc nên ủng hộ, tất nhiên có kiểm tra, theo dõi và điều chỉnh.

Phản đối việc các NCS trong chương trình 322 xin thêm kinh phí Ngân sách để gia hạn

Thứ nhất, là sau 3 năm học tập, nghiên cứu, thì NCS đó đã có năng lực nghiên cứu tốt, cũng như khả năng ngoại ngữ và quan hệ với đồng nghiệp ở các nước sở tại. Vì vậy, họ hoàn toàn có khả năng tự tìm kinh phí bằng chuyên môn của họ, như làm các dự án, nghiên cứu với giáo sư hướng dẫn, hoặc các giáo sư khác, hoặc với các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng hay công nghiệp, tham gia trợ giảng, giảng, gia sư cho sinh viên đại học, sinh viên thạc sỹ.v.v., Điều này, quỹ học bổng VEF (cấp học bổng cho các NCS Việt Nam sang các trường ĐH ở Mỹ) cũng đang thực hiện. Họ chỉ cấp học bổng 2 năm đầu cho 5 năm làm TS, sau 2 năm đầu, tất cả các NCS đều phải tự tìm kinh phí.

Thứ hai, với tình hình đất nước đang khó khăn, việc cấp thêm kinh phí là không khả thi, và chúng ta hãy nghĩ rộng ra rằng, hiện có hàng trăm hàng nghìn các em sinh viên, các em học sinh học rất giỏi, hoặc thi ĐH đạt 25-29 điểm/30, họ chỉ mong có 500 nghìn /tháng để được theo học ĐH, và họ đang phải vừa làm thuê, vừa học trong nuớc.

Vậy chúng ta, nhưng người được Nhà nước bao cấp học hành suốt hơn 20 năm (12 năm phổ thông, 5 năm ĐH, 5 năm sau ĐH) cần phải cố gắng tối đa bằng khả năng của mình.

Việc quản lý và tài chính của chương trình 322 cũng nên có một số điều chỉnh

Thứ nhất, là nên xem xét cấp thêm cho du học sinh (DHS) 1 khoản tiền để mua tài liệu và công nghệ chuyên ngành, và trước mắt bằng khoảng 5-15% sinh hoạt phí. Việc cấp này, nhiều chương trình học bổng mà tôi biết, đã và đang thực hiện. Và cũng nên theo dõi để đảm bảo rằng các DHS dùng kinh phí trên chỉ để mua tài liệu.

Tôi có ý kiến trong việc quản lý nguồn tài liệu và công nghệ do các du học sinh đưa về nước, có thể thực hiện dễ dàng bằng cách thành lập “mạng thư viên cá nhân trong vùng”.

Chẳng hạn như các DHS sau khi về nước sẽ nộp cho cơ quan quản lý một danh sách tài liệu mà mình có (các DHS vẫn giữ, bảo quản tài liệu của mình, xem như là giữ tài sản chung cho nhà nước), và cơ quan quản lý sẽ công bố danh sach tài liệu (có cả địa chỉ liên hệ của người sở hữu) lên mạng. Mỗi DHS có thể chỉ có 50-50 cuốn sách, nhưng hàng trăm, hàng nghìn DHS, thì ta có hàng triệu tài liệu quý giá, mà do chính người am hiểu về chuyên môn sưu tầm.

Cứ như thế, sẽ lập được một mạng thư viên, và những ai cần, có thể truy cập vào mạng, rồi liên hệ với người sở hữu tài liệu để trao đổi. Ai về nước mà không có tài liệu đúng như báo cáo, hoặc làm mất, hư hỏng trong khi sử dụng, thì có thể tiến hành trừ lương, cao hơn là kỷ luật, truy tố.

Trong các mạng thư viện này, nên gồm cả đề tài nghiên cứu mà DHS đã thực hiện ở nước ngoài, cũng như các đề tài khác mà học sưu tầm được.

Để tiện lợi cho việc giao tiếp tài liệu, do giao thông trong nước khó khăn, đầu tiên có thể lập mạng thư viện vùng, chẳng hạn “mạng thư viện cá nhân vùng Hà Nội”, vùng Tây Bắc, vùng Hải Phòng, vùng Đà Nẵng, vùng TP.HCM, vùng Tây Nam Bộ. v.v.

Thứ hai, là việc Ban điều hành đề án 322 làm các thủ tục cho DHS ra nước ngoài rất chậm trễ, gây ảnh hưởng lớn đến các DHS. Vì vậy, họ thường sang muộn so với lịch học của trường 1 tháng, có khi 2-3 tháng. Sau đó, việc chuyển sinh hoạt phí cho các DHS cũng rất chậm.

Ở trường tôi, tôi thấy các DHS 322 thường phải vay tiền bạn bè, hoặc sống rất kham khổ, khó khăn. Có người trường kỳ ăn mỳ tôm những khi sinh hoạt phí chuyển chậm hàng tháng trời, mặc dù họ đã gửi báo cáo về cho cán bộ dự án 322 trước đó 1-2 tháng, và khi liện hệ, cán bộ dự án chỉ hứa là “tuần sau sẽ chuyển”, nhưng 4-5 “tuần sau” rồi mà vẫn chưa thấy sinh hoạt phí đâu!

Việc này, rất nhiều DHS ở nhiều nước đã phản ánh, nhưng vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu.

Trân trọng cám ơn các quý vị đã đọc và tham gia ý kiến vào diễn đàn.

  • Nguyễn Vân (nvan_ait@yahoo.com;  Asian Institute of Technology (AIT) Klong Luang, Pathumthani, Thailand)
  • Mời tham gia diễn đàn- Du học bằng ngân sách Nhà nước

  • "Gia hạn nghiên cứu là chuyện bình thường"

  • Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu

  • "Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"

  • "Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài"

  • "Đề án 322 từng cấp sinh hoạt phí 4 năm"

    Ý kiến của bạn:

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,