221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
708824
"Nên cấp sinh hoạt phí theo căn cứ trung bình"
1
Article
null
'Nên cấp sinh hoạt phí theo căn cứ trung bình'
,

Bạn Hiếu Nguyễn, NCS thuộc chương trình 322 đang học tại ĐH Tổng hợp UCL, thuộc ĐH Tổng hợp London (Vương quốc Anh) đề xuất phương án cấp sinh hoạt phí cho nghiên cứu sinh.

Soạn: AM 553623 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Theo tôi được biết, không một trường ĐH nào ở Anh quốc (và có thể cả hầu hết các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới) đưa ra một thời hạn chính xác cho nghiên cứu sinh; bởi, bản chất của nghiên cứu sinh là tìm ra/chứng minh/khẳng định những điểm mới của lý thuyết hiện đại.

Hiện các trường chỉ có thể mời gọi và xây dựng chương trình tối thiểu (ví dụ ở UK thường là 3 năm) hoặc có thể cung cấp thời hạn trung bình làm đề tài của các lĩnh vực khác nhau (ví dụ theo công bố của trường tôi thì thời gian làm NCS trung bình của ngành chúng tôi là 4 năm).  

Ở trường quy hoạch và kiến trúc Bartlett của chúng tôi, chưa có ai làm xong NCS trong vòng 3 năm theo thống kê 10 năm trở lại đây. Ngay trong thư mời của trường, cũng ghi rõ thời hạn là 3 đến 4 năm. Mức 3 năm là thiết kế chương trình tối thiểu và họ chỉ thu học phí chính thức trong 3 năm. Từ năm thứ 4 trở đi, họ chỉ thu một phần (độ 25% so với mức tiêu chuẩn).  

NCS 322 đi Anh quốc (và chắc là một số nước khác như Australia, NewZealand..) trước năm 2005 nhìn chung chỉ được Bộ GD-ĐT cấp học phí trong vòng 3 năm. 

Theo tôi hiểu, điều này không chỉ tiết kiệm cho ngân sách hay vấn đề chưa có tiền lệ trong việc quản lý thời hạn đi học NCS, mà còn có 2 căn cứ: một là vì phía trường nước ngoài không đưa ra thời hạn chính xác thì lấy theo số tối thiểu cho dễ lập kế hoạch ngân sách và quản lý; hai là như vậy tạo một sức ép cho lưu học sinh phải hoàn thành sớm đề tài để trở về phục vụ. 

Tuy nhiên, đây là điều kiện khó khăn cho NCS vì bản chất nghiên cứu là không giống như đi học khóa học theo cua với thời hạn xác định, và có rất nhiều biến cố xảy đến như khả năng hòa nhập, khả năng ngôn ngữ, chuyển hướng nghiên cứu, dữ liệu không đủ, thày hướng dẫn đi vắng, ốm, chuyển đi nơi khác v.v..  

Nếu 3 năm hoàn thành đề tài thì thực sự sau năm thứ 2 đã phải gần như xong lý thuyết, xây dựng xong các mô hình và chạy xong số liệu. Trường chúng tôi còn yêu cầu NCS phải đi hội thảo, có bài báo khoa học được đăng. Năm thứ ba chỉ có viết, nộp bản thảo, sửa, thi + bảo vệ. Thông thường, nộp bản thảo sẽ bị yêu cầu sửa, được chấp thuận sau đó mới bảo vệ và thi chính thức và có thể kéo dài vài tháng đến nửa năm. 

Như vậy, thời hạn 3 năm yêu cầu NCS phải rất cố gắng. Tôi tán đồng với ý kiến của đồng chí cán bộ quản lý ở Bộ Giáo dục mới đây rằng "những người giỏi sẽ hoàn thành trong vòng 3 năm", nhưng  có lẽ cần nói thêm là "giỏi và may mắn". 

Những người muốn đi học NCS từ giờ trở đi, theo tôi được biết, khi xin đi học sẽ thương lượng với trường để họ ghi rõ trong thư mời chỉ có một con số: ví dụ là "chương trình dự kiến là 4 năm", bởi đây là thời hạn thống kê trung bình để hoàn thành NCS. Một số ý kiến của các bạn khác cũng đã nói tới điều này và tôi cũng được biết một số trường hợp gần đây đã làm như vậy và được Bộ GD-ĐT chấp thuận. Tất nhiên, điều này sẽ dẫn tới những NCS cùng ngành, cùng trường, người thì được cấp học phí 3 năm và người thì được cấp 4 năm. 

Như vậy, căn cứ nào để xem xét cấp học phí và sinh hoạt phí: căn cứ theo tối thiểu hay căn cứ theo thời hạn trung bình? 

Nếu lấy mục đích là hoàn thành chỉ tiêu đào tạo NCS thì cần cấp học phí theo mức trung bình, bởi đây mới là mức khả thi nhất để đảm bảo đạt được mục tiêu đặt ra (nói theo lý thuyết xác suất thì là xác suất đạt được kết quả cao nhất). 

Còn nếu lấy theo mức tối thiểu (theo như ý kiến của bạn Trần Ngôn) thì đây là yêu cầu cao, đòi hỏi NCS phải học và vận dụng tất cả các cơ hội để xin thêm tài trợ khác hoặc phải đi làm thêm để trang trả học phí, sinh hoạt phí khi phải gia hạn thời gian nghiên cứu của mình. 

Theo ý kiến của tôi thì Bộ nên lấy mức trung bình để cấp học phí và sinh hoạt phí bởi đây là mức có xác suất cao nhất để đảm bảo cho NCS hoàn thành luận án. 

Vả chăng, từ giờ trở đi, chẳng có ai dự định đi học khi đã biết thông tin như thế này mà không thương lượng với trường phía bên kia để họ đưa ra thư mời học với chỉ một thời hạn dự kiến trung bình? Chẳng lẽ, trường mời học 4 năm mà Bộ GD-ĐTlại cho có 3 năm? 

Như vậy nên ủng hộ cho những trường hợp gia hạn nhưng không nên cho gia hạn quá mức trung bình. Còn nếu như NCS hoàn thành sớm hơn thời hạn (thậm chí là thời hạn tối thiểu), giảm bớt được chi phí cho ngân sách Nhà nước thì nên có chính sách khuyến khích. 

Nếu như dùng vật chất thì tôi đề xuất thưởng 50% mức sinh hoạt phí cho thời gian rút ngắn được. Nhà nước vẫn được lợi vì vừa rút ngắn được 50% sinh hoạt phí, vừa được 100% mức học phí trong thời gian rút ngắn và NCS sớm quay về phục vụ. 

Việc thưởng cũng có tính hợp lý, bởi NCS đã cố gắng hoàn thành vượt sớm nghiên cứu trong điều kiện kinh phí tối thiểu (hiện mức sinh hoạt phí cho NCS ở Anh khoảng 460 bảng/tháng - mới chỉ bằng 50% mức để được xét cấp visa để gia hạn thêm hay 60% mức trường khuyến nghị). 

Tại các vùng đắt đỏ như London, chỉ riêng thuê nhà và đi lại (bằng xe buýt) đã chiếm trung bình trên 70% ngân quỹ được Nhà nước tài trợ. NCS muốn mua sách chuyên ngành, đi hội thảo, tham gia sinh hoạt ngoại khóa như những NCS quốc tế khác thường phải làm thêm. 

Còn nếu dùng tinh thần thì thiết nghĩ, việc hoàn thành sớm cũng đã là phần thưởng rồ. Vì ai làm xong sớm sẽ có cơ hội để làm việc khác. 

Trên đây chỉ là những ý kiến cá nhân để các bạn cùng suy nghĩ.

  • Hiếu Nguyễn (The Bartlett Development Planning Unit, UCL, University of London, UK, email: h.ngoc@ucl.ac.uk)

  • Mời tham gia diễn đàn- Du học bằng ngân sách Nhà nước

  • "Gia hạn nghiên cứu là chuyện bình thường"

  • Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu

  • "Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"

  • "Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài"

  • "Đề án 322 từng cấp sinh hoạt phí 4 năm

  • "NCS 322 có thể tự tìm kinh phí để gia hạn"

    Ý kiến của bạn:

     

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,