221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
709216
"Lần lữa để vòi tiền, có xứng danh nhà khoa học?"
1
Article
null
'Lần lữa để vòi tiền, có xứng danh nhà khoa học?'
,

Bạn Le Tran Bi tham gia diễn đàn du học bằng ngân sách Nhà nước "Với tư cách vừa là người trong ngành, vừa là trách nhiệm một NCS tiến sĩ tại nước ngoài theo đường Nhà nước".

Soạn: AM 554845 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đọc bài báo "Du hoc sinh 322…. kêu cứu”, tôi có mấy suy nghĩ như sau:

Thứ nhất: về tiêu đề bài báo, đồ rằng vì mục đích thu hút người đọc và nhằm mục đích kiếm lợi cao (bán được nhiều báo, hay có nhiều người đọc), "tít" báo thường hay quá phóng đại hoặc đặt tin giật gân. Việc này không nên, vì lẽ nhà báo cần công minh, trung thực, nghe đa chiều và cần có lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

Thứ hai, về việc LHS kêu cứu,  tôi thấy toát lên một vấn đề: các LHS chỉ quan tâm đến quyền lợi phải được hưởng càng nhiều càng tốt mà không nghĩ tới trách nhiệm người đi học và trách nhiệm công dân.

 Với tư cách vừa là người trong ngành, vừa là trách nhiệm một LHS (vì đã là NCS tiến sĩ tại nước ngoài theo đường nhà nước) vừa là trách nhiệm một công dân Việt Nam, có mấy ý kiến như sau:

1. Người học: Kêu thế nào là quyền của họ. Nhưng phải hiểu pháp luật và thực hiện trong hành lang các quy định pháp lý hiện hành.

2. Quản lý nhà nước: Nhà nước (Bộ GD-ĐT) không bắt ép công dân nước mình (khi họ không đủ điều kiện và không muốn học nữa) phải đi đào tạo nước ngoài ở trình độ cao để về phục vụ đất nước mà trên cơ sở tự nguyện và có đủ năng lực trong một thời gian hạn định cần đạt khả năng học vấn theo yêu cầu và để về tiếp tục phục vụ bản thân và đất nước.

3. Các quy định nhà nước rất đầy đủ (Quy chế 23 của Bộ GD-ĐT) về quản lý công dân Việt Nam học ở nước ngoài quy định rất rõ ràng. Công dân đã được tạo điều kiện đi học (và đầu tư hàng chục ngàn đô la Mỹ) trên tiền đóng thuế của người dân, đáng lý ra đúng hạn phải hoàn thành nghĩa vụ.

4. Họ so sánh với các nước tư bản phát triển. Việt Nam không phải là đất nước tư bản, càng không phải là đất nước dư tiền dự gạo để cho họ số tiền lớn như vậy phung phí trong ba năm rồi bảo chưa hoàn thành nghĩa vụ để có thể về nước phục vụ. Vì cái nước mà họ đến học là tư bản, vì vậy như Mác đã nói đại ý rằng, cứ lợi nhuận 150% thì có bán bố nó cũng làm (tức sẵn sàng ra hạn đến mấy cũng được). Đáng lẽ ra, những công dân ưu tú của đất Việt này phải hiểu rằng, họ có cơ hội được học hành tốt, phải học mau chóng mà về phục vụ quê hương thì lại lần lữa. Thử hỏi vậy thì xứng danh chăng? Nhiệm vụ của báo chí nên chia sẻ gánh nặng thông tin chứ không phải đổ thêm dầu vào lửa hoặc làm nhiễu sự các cách giải quyết của cơ quan chức năng Nhà nước.

5. Tôi thấy kỳ lạ rằng, bản thân họ (LHS 322 tại châu Úc) là những nhà khoa học năng lực vì đều là nghiên cứu sinh tiến sĩ mà lại không hỗ trợ đưa ra được chính sách hay giải pháp nào cho ra nghĩa, hoặc giả dụ phải làm đủ chức trách của mình.

6. So với nhiều nước khác, thì người đi học có thể học suốt đời một bằng cấp bằng tiền và năng lực của chính họ hoặc họ phải đi làm để khẳng định việc kiếm tiền mình rồi đi học dần dần để có bằng thì học bao nhiêu năm chẳng được. Còn Việt Nam ta, đang cần phát triển, đang cần lưu lượng người có “khoa học xanh” để về hàn gắn và phục vụ đất nước càng nhanh cành tốt thì họ cứ muốn hưởng cả sung sướng và Nhà nước chi tiền cho họ càng lâu càng nhiều càng tốt.

Xin vài lời chia sẻ mang tính cá nhân để quý báo và bạn đọc tham khảo.

  • Mời tham gia diễn đàn- Du học bằng ngân sách Nhà nước

  • "Gia hạn nghiên cứu là chuyện bình thường"

  • Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu

  • "Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"

  • "Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài"

  • "Đề án 322 từng cấp sinh hoạt phí 4 năm

  • "NCS 322 có thể tự tìm kinh phí để gia hạn"

  • "Nên cấp sinh hoạt phí theo căn cứ trung bình"

  • Ý kiến của bạn:

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,