221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
709488
Bộ GD-ĐT phản hồi "đơn cứu xét" của NCS 322
1
Article
null
Bộ GD-ĐT phản hồi 'đơn cứu xét' của NCS 322
,

VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều sau khi đăng tải kiến nghi của nhóm NCS Đề án 322 tại Australia. Ngày 19/9, VietNamNet nhận được công văn số 342/BĐH về việc "Trả lời đơn của một số nghiên cứu sinh (NCS) tại Úc" ký ngày 16/9 của Ban điều hành Đề án Đào tạo nước ngoài (Bộ GD - ĐT).

Soạn: AM 555737 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tiếp tục  rộng đường dư luận cho diễn đàn "Du học bằng ngân sách Nhà nước", VietNamNet đăng tải toàn văn công văn dưới đây.

Một số NCS ở Australia lấy tên là Nhóm sinh viên Đề án 322 gửi đơn đến Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, sau đó đến Bộ trưởng Bô GD - ĐT Nguyễn Minh Hiển và Thủ tướng Phan Văn Khải. Để trả lời, Ban Điều hành Đề án 322 xin cung cấp các thông tin chính xác, các chủ trương của Nhà nước và Bộ GD - ĐT về vấn đề này và xin giải thích rõ hơn để bạn đọc VietNamNet nắm được thực chất vấn đề.

Các ý kiến và kiến nghị của nhóm NCS này như sau:

1- Quyết định của Bộ GD - ĐT về việc cử NCS đi học ở Australia với thời gian tối thiểu (3 năm) và chủ trương không cho gia hạn là bất chấp yêu cầu gia hạn của trường bạn, là trái với chủ trương hội nhập quốc tế, thể hiện tư duy quản lý hành chính công theo kiểu bao cấp, hẹp hòi trước thời mở cửa hoặc theo kiểu quản lý số NCS tại Nga và Đông Âu đi buôn nhiều hơn đi học (ý kiến của nhóm NCS), không tư duy đổi mới và tính chất hỗ trợ, tạo điều kiện cho quốc tế, dân sinh phát triển.

2- Phải gia hạn cho những NCS ở Australia đã được Bộ GD - ĐT ký quyết định cử đi học tiến sĩ trong 3 năm. Nhóm NCS này cho rằng, Bộ GD - ĐT báo cáo với Chính phủ về thời gian đào tạo NCS ở Australia cơ bản là 3 năm là hoàn toàn sai sự thật. Theo các NCS đó "Thực chất thời gian đào tạo tiến sĩ thông thường ở Úc và Anh là 4 năm cho toàn bộ các trường, chỉ có hình thức là khác nhau..."

3- Về mặt kinh tế, nếu không được cấp kinh phí và sinh hoạt phí trong thời gian gia hạn ở năm thứ 4, một số NCS phải về nước không có bằng "tiến sĩ", việc đó làm mất đứt số tiền đầu tư rất lớn của Nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Ngoài ra, Ban Điều hành Đề án 322 cũng muốn xem xét về tính chất hợp thức của các đơn kiến nghị này.

Vấn đề 1: 

Về nguyên tắc, Bộ GD - ĐT quyết định thời gian đi học nước ngoài cho mỗi NCS dựa trên cơ sở thời gian đào tạo được các cơ sở nước ngoài thông báo chính thức trong thư chấp nhận đào tạo của họ theo Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001. 

Cụ thể là, đối với NCS được trường nước ngoài chấp nhận đào tạo 3 năm và NCS đã cam kết thực hiện kế hoạch học tập theo thư mời, thì việc Bộ GD - ĐT ra quyết định cử đi học nước ngoài 3 năm là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, cũng có một số cơ sở đào tạo nước ngoài, trong đó có Australia, thông báo thời gian đào tạo của họ là 4 năm tùy theo ngành nghề, Bộ GD - ĐT sẽ/đã ra quyết định cử đi học cho các NCS trong thời gian 4 năm.

Chỉ trong trường hợp khi cơ sở nước ngoài thông báo trong thư nhận đào tạo thời gian từ 3 đến 4 năm, Bộ GD - ĐT mới ra quyết định đi học  nước ngoài trong thời gian 3 năm. Điều này, Bộ GD - ĐT đã báo cáo Chính phủ về chủ trương tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước, khuyến khích lưu học sinh (LHS) phấn đấu học tập, nghiên cứu trong thời gian ngắn nhất, vì Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước nghèo.

Như vậy, thời gian quyết định cử đi học nước ngoài không phải là cứng nhắc. Cần phải nói thêm rằng, có nước ở cạnh chúng ta, mặc dù GDP/đầu người của họ hơn gấp đôi ta, nhưng LHS của họ chỉ được nhận học bổng Nhà nước theo từng năm, sau khi đã báo cáo kết quả học tập tốt, với thời gian học tập ở nước ngoài tối thiểu, thậm chí 2 người đi học chỉ bằng 1 học bổng, để sau một vài năm đầu LHS cần phải làm đơn xin học bổng của nước sở tại, để tiết kiệm cho Nhà nước và dành học bổng cho những người đi sau.

Theo Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài, số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT được Bộ trưởng Bộ GD - ĐT ban hành ngày 28/6/2001 trong thời kỳ đổi mới, chúng ta đã có kinh nghiệm trong quản lý LHS theo học bổng của các nước phát triển cung cấp cho Việt Nam, không còn thời kỳ quản lý LHS tại Nga và Đông Âu (bị nhóm NCS này đánh giá là chủ yếu đi buôn!). 

Cần phải lưu ý rằng, trước đây LHS của ta được các nước như Liên Xô (cũ), Đông Âu cấp học bổng bằng viện trợ không hoàn lại, cũng không được phép gia hạn, trừ trường hợp rất đặc biệt, bất khả kháng như ốm đau, tai nạn...Theo Quy chế còn mới này thì LHS không được cấp học bổng trong thời gian lưu ban và không được kéo dài thời hạn nghiên cứu, thực tập (Điều 6). Đó là cơ sở pháp lý cho việc không gia hạn, trừ trường hợp rất đặc biệt, bất khả kháng như ốm đau, tai nạn... LHS phải có đơn gửi Bộ GD - ĐT để báo cáo Bộ trưởng xem xét riêng.

KHi 1 NCS không thể hoàn thành luận án trong thời gian đã nên trong thư chấp nhận đào tạo, các cở sở đào tạo nước ngoài không tự quyết định việc gia hạn, họ thường đề nghị cơ quan cấp học bổng (là Bộ GD - ĐT) xem xét hỗ trợ. Chưa có cơ sở đào tạo nào yêu cầu Bộ GD - ĐT trả học phí cho thời gian gia hạn, vì điều đó trái với thông báo trong thư chấp nhận đào tạo của họ. Việc đề nghị gia hạn và nếu cần thu thêm học phí, các trường ĐH nước ngoài cần trao đổi thống nhất với Bộ GD - ĐT. Điều này được thấy rõ trong thông tin gửi Bộ GD - ĐT của Chương trình phát triển  quốc tế (IDP), là cơ quan giáo dục có uy tín của Australia, đại diện cho nhiều trường ĐH Australia.

Về vấn đề 2:  

Các NCS viết đơn kiến nghị là những người nhận Quyết định đi học 3 năm, và chủ yếu là những người được các trường thông báo thời gian đào tạo  chỉ có 3 năm. Lý do để học xin kéo dài từ 3 thành 4 năm là: "Thực chất thời gian đào tạo (tiến sĩ) thông thường ở Australia và Anh là 4 năm cho toàn bộ các trường" - Lý do này không xác đáng.

Gần đây, chỉ có một số trường ĐH Australia và Anh tăng thời gian đào tạo tiến sĩ từ 3 năm lên thành 3-4 năm, còn phần lớn các trường ĐH tại Australia vẫn đào tạo tiến sĩ trong 3 năm. Điều này có thể thấy rõ qua các tài liệu sau:

- Cơ quan IDP đã cung cấp thông tin chính xác về vấn đề này trong một công văn có đoạn như sau: "Thời gian thông thường để hoàn tất chương trình học tiến sĩ tại Australia là 3 năm". Tuy nhiên, một số ít trường có thể có thời gian dài hơn nhưng tối đa là 4 năm"

- NCS Phạm Quỳnh Anh được nhận quyết định của Bộ GD - ĐT số 1884/BGD&ĐT-VP ngày 29/4/2003 cử đi là NCS tại Trường ĐH Công nghệ Victoria (VUT), trong thời gian 3 năm theo thư mời của trường này, nay là người chủ trì viết đơn kiến nghị. Cần phải nói thêm rằng LHS này lúc đầu đăng ký làm NCS tại trường ĐH New South Wales (NSW) và Bộ đã ra quyết định số 2845/BGD&ĐT-SĐH ngày 3/7/2002 cử đi làm NCS tại trường NSW với thời gian 3,5 năm.

Nhưng sau 6 tháng, trường NSW đã không chấp nhận cho NCS này tiếp tục làm NCS vì không đảm bảo điều kiện đầu vào. Lẽ ra Bộ đã có thể yêu cầu NCS này về nước vì không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng LHS đã có đơn xin được chuyển sang làm NCS tại VUT với thời gian 3 năm, Bộ GD - ĐT đã linh động và cho phép NCS được chuyển trường học như yêu cầu.

Tháng 6/2005 vừa qua, VUT mới gửi thư tiếp nhận 1 NCS khác sang học tiến sĩ vẫn với thời gian 3 năm. Trước khi nhận quyết định đi học, NCS mới này đã trao đổi với Ban Điều hành Đề án 322 về khả năng có thể phấn đấu hoàn thành luận án tiến sĩ trong vòng 3 năm và dã cam kết thực hiện đúng thời gian đó.

- Đã có nhiều NCS hoàn thành tốt luận án tiến sĩ tại Australia, Anh, Pháp trong thời hạn 3 năm, trong đó có cả những người đã bảo vệ luận án tiến sĩ xuất sắc.

- Các NCS đi làm tiến sĩ theo Đề án phối hợp đào tạo giữa một trường ĐH Việt Nam và trường ĐH Australia đều khẳng định có thể phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong 3 năm, theo sự thỏa thuận giữa hai trường ĐH khi nộp kế hoạch Đề án phối hợp đào tạo lên Bộ GD - ĐT.

- Đối với nước Anh, trường ĐH London (một trường ĐH nổi tiếng của Anh đang chuẩn bị Đề án đào tạo tiến sĩ với Việt Nam) cho biết: có 6 NCS Việt Nam đã học tập tại trường này, tất cả đều hoàn thành luận án trong 3 năm.

Như vậy, việc một số NCS ở Australia viện lý do toàn bộ các trường ĐH Australia và Anh đào tạo tiến sĩ trong 4 năm là chưa xác đáng, nhất là khi các NCS này được các trường gửi thư chấp nhận đào tạo tiến sĩ trong 3 năm, đã chấp nhận và đã cam kết hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian đó.

Vấn đề 3: 

Về mặt kinh tế, nhóm NCS nêu: "nếu không được cấp kinh phí và sinh hoạt phí trong thời gian gia hạn, một số NCS phải  về nước không có bằng tiến sĩ, việc đó làm mất đứt số tiền đầu tư rất lớn của Nhà nước hàng chục tỷ đồng".

Trên thực tế, hầu hết NCS đã hoàn thành và nhận thấy có thể thực hiện đúng kế hoạch học tập trong thời gian quy định. Nếu việc gia hạn thêm 1 năm được áp dụng cho toàn bộ những người đã đồng ý nhận quyết định đi học 3 năm thì sẽ tạo thành tiền lệ cho việc gia hạn sau khi NCS đã chấp nhận và cam kết. Khi đó sẽ có nhiều người khác cũng sẽ xin gia hạn và sẽ không phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định và ngân sách Nhà nước hàng năm sẽ phải chi thêm 5 - 7 triệu USD. Điều đó có nghĩa là sẽ làm mất đi cơ hội của hàng trăm LHS khác, những người có đủ năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức và hoàn toàn có thể hoàn thành luận án tiến sĩ trong 3 năm. Có lẽ chúng ta phải cùng nhau nhắc lại lời bài hát "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay".

Vấn đề 4: 

Ban Điều hành muốn xem xét tính hợp thức của các đơn kiến nghị:

Tháng 6/2005, nhóm NCS ở Australia gồm 14 nười gửi đơn xin cứu xét đến Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trong đó, một người đã làm đơn xin gia hạn, một người đã làm đơn xin dừng học một năm vì lý do sinh con, những người khác còn thời gian học tập ở Australia từ 8 tháng đến 2,5 năm. Có LHS nhận quyết định đi làm NCS 3 năm, mới sang 6 tháng đã nộp đơn xin gia hạn?!

"Đơn xin cứu xét" nêu trên có chữ ký của 14 người. Bộ GD - ĐT đã có công văn trình Chính phủ về chủ trương của Bộ GD & ĐT không cho gia hạn và Ban Điều hành Đề án 322 đã trả lời cho 14 NCS. Sau khi nhận được công văn trả lời của Ban Điều hành, 4 NCS sau đây báo cáo Ban Điều hành là không đồng tình và không tham gia ký vào "Đơn xin cứu xét" nữa.

1. Ngày 24 tháng 7 năm 2005, NCS Hoàng Văn Hùng, giảng viên ĐH Thái Nguyên viết email báo cáo Ban Điều hành Đề án 322 là đã xin rút tên khỏi danh sách 14 người. Anh Hùng viết rằng: "đã ký vào bản đề nghị của các LHS tại Sydney đề nghị Chính phủ cấp thêm 1 năm kinh phí", vì theo anh Hùng "đây là vấn đề quan trọng giúp LHS có điều kiện phấn đấu đạt kết quả tốt hơn trong học tập". Tuy nhiên, theo anh Hùng "Đơn mà chị Phạm Quỳnh Anh (PQA) soạn thảo là không hợp lý, không lành mạnh", nên anh Hùng đã viết thư cho mọi người xin rút tên ra khỏi đơn. Tuy nhiên, người chủ trì đơn (chị Quỳnh Anh) vẫn giữ tên anh Hùng trong danh sách gửi về Việt Nam. Anh Hùng viết email đánh giá "bà QA có khi điên mất rồi".

2. NCS Nguyễn Văn Minh Trí, cán bộ giảng dạy ĐH Đà Nẵng làm tiến sĩ theo chương trình đào tạo phối hợp giữa trường ĐH Bách khoa Hà Nội và trường ĐH Công nghệ Sydney (UTS), phương thức đào tạo đã được 2 cơ sở thống nhất đào tạo 1 năm tại Việt Nam và đào tạo 3 năm tại UTS. Anh Trí nói rằng "Đơn xin cứu xét" tôi chưa từng đọc vì không có font tiếng Việt trong máy tính của tôi. "Đơn kiến nghị" tôi càng không biết đến.

3. NCS Nguyễn Thanh Sơn là NCS thuộc Đề án phối hợp đào tạo giữa trường ĐH Bách khoa Hà Nội và UTS báo cáo Ban Điều hành: "UTS đã thay đổi chính sách từ 3 năm sang 4 năm cho mọi NCS trong nước và quốc tế. Thông tin này làm cho tôi và các NCS khác trong chương trình hợp tác lo lắng nên báo cáo về Ban Điều hành để xin sự giúp đỡ, không có ý gì khác. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với Ban lãnh dạo khoa và Thầy hướng dẫn, tôi nghĩ mình có thể hoàn tất trong 3 năm theo đúng kế hoạch đặt ra giữa 2 trường".

4. NCS Nguyễn Anh Duy, cán bộ giảng dạy ĐH Đà Nẵng, báo cáo lý do tham gia ký "Đơn xin cứu xét" là để đề đạt nguyện vọng có thể được hỗ trợ khi gia hạn theo quy định mới của UTS. Mọi người đều cố gắng nỗ lực và hoàn thành luận án đúng trong 3 năm.

Như vậy chứng tỏ, với thời gian 3 năm trong quyết định cử đi học của Bộ GD - ĐT các NCS có thể phấn đấu hoàn thành luận án. Tuy nhiên, khi có người đề xướng xin thêm thời hạn 1 năm, họ đã ký nhưng với mục đích kiến nghị gửi về Bộ GD - ĐT xem xét chứ không phải gửi trực tiếp đến Chính phủ. Ngay cả trường hợp NCS không tán thánh cách làm, nhưng những người tổ chức viết đơn xin cứu xét vẫn đưa tên NCS đó vào danh sách nhằm thể hiện số đông NCS kiến nghị. Vì thế, "đơn xin cứu xét" thiếu sự ủng hộ của nhiều người.

"Đơn kiến nghị" gửi lãnh đạo Bộ GD - ĐT và Chính phủ (fax về Việt Nam tháng 8/2005) ghi danh: Nhóm NCS 322 tại Úc, không có chữ ký bất cứ người nào. Ngoài 4 NCS trên có thêm 3 NCS khác là Ngô Văn Thuyên, Trần Thanh Hùng và Nguyễn Vũ Bích Hiền báo cáo không tham gia đơn kiến nghị, như vậy có 7 NCS không tham gia đơn kiến nghị.

Tóm lại, "Đơn kiến nghị" có tính chất một đơn thư nặc danh vì không có tên và chữ ký của ai cả, nhưng làm cho mọi người hiểu rằng nhóm NCS đã viết: "Đơn xin cứu xét" tiếp tục viết "Đơn kiến nghị". Tuy nhiên, qua email của một số người gửi về Ban Điều hành và email của chị PQA gửi cho một số người có thể khẳng định PQA là người chủ trì viết cả đơn xin cứu xét và Đơn kiến nghị.

Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm:

- Bộ GD - ĐT quyết định về thời gian đào tạo tiến sĩ là chính xác, dựa trên cơ sở thư chấp nhận đào tạo của các trường đã nêu rõ thời gian đào tạo là khách quan. Việc không chủ trương cho gia hạn có cơ sở pháp lý là Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001. Tuy nhiên, đối với những trường hợp rất đặc biệt, bất khả kháng như ốm đau, tai nạn...vẫn được Bộ GD - ĐT và Ban Điều hành Đề án 322 xem xét có lý có tình.

- Chủ trương này để tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước, nhất là khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo và đây là lần đầu tiên, Chính phủ chủ động dành một khoản ngân sách để cử LHS đi học nước ngoài, để cố gắng đảm bảo số lượng LHS đi học nước ngoài hàng năm, trong đó, có những LHS xuất sắc và LHS thuộc diện chính sách và khu vực khó khăn.

Xin cảm ơn sự hợp tác của Quý Báo

Trưởng Ban Điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài

  • Trương Duy Phúc (đã ký)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,