221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
709988
Thư ngỏ của một NCS 322
1
Article
null
Thư ngỏ của một NCS 322
,

Sau khi đăng tải công văn trả lời ngày 19/9 của Ban điều hành 322 Bộ GD-ĐT, VietNamNet nhận được thư ngỏ của một NCS 322 kí đơn về công văn 342/BĐH, Bộ GD-ĐT. Dưới đây là toàn văn thư ngỏ.

Soạn: AM 557365 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Công văn  trả lời ngày 19/9 của Ban điều hành 322 Bộ GD-ĐT về đơn xin cứu xét hay đơn kiến nghị của NCS một lần nữa chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của BĐH về qui trình đào tạo của các trường tại Australia, sự đưa thông tin theo kiểu cắt xén, thiếu trung thực, xúc phạm tới danh dự của các NCS. Tôii xin chỉ rõ những bằng chứng cho đánh giá đó qua việc phân tích 4 vấn đề trả lời của ông Trương Duy Phúc như sau:

1. Trong cả 2 lá đơn, chúng tôi không hề phàn nàn gì về việc Bộ GD-ĐT ra quyết định cử NCS đi học 4 năm theo thư mời của trường bạn bởi việc này là hoàn toàn đúng nguyên tắc. Nhưng chính vì Việt nam là một nước nghèo (như một trong số ít điều ông Phúc viết đúng), mà nghèo luôn đi đôi với lạc hậu về khoa học kĩ thuật. Do đó, các NCS Việt Nam bị bất lợi hơn các NCS  ở các nước khác về kiến thức cơ sở, cơ bản và phương pháp nghiên cứu và cả ngoại ngữ nữa.

Do vậy, theo kinh nghiệm về chính sách phát triển của các nước NIC, chính phủ cần hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn khách quan đó bằng cách cho họ một lợi thế duy nhất là thời gian và kèm theo đó là một số kinh phí đào tạo tối đa chỉ một năm cho số NCS có quyết định ban đầu 3 năm. Nhưng BĐH 322, Bộ GD-ĐT lại ban hành chính sách “tiết kiệm” theo kiểu tầm nhìn ngắn hạn của thời kinh tế bao cấp. Tôi nhắc lại câu hỏi: nếu các NCS 3 năm này phải về nước vì không chứng minh được tài chính và Nhà nước mất đi số tiền đầu tư gần 100.000 đô la của 3 năm trước đó cho mỗi NCS thì thử hỏi đấy là quyết sách tiết kiệm hay đại lãng phí?

Qui chế đào tạo NCS của các trường tại các nước phát triển đều được ghi rõ trong các cuốn sách Postgraduate Handbook và đăng tải trên các website của trường này. Trong đó, họ nêu rõ 3 năm chỉ là standard time tức thời gian tối thiểu.

Có trường hiện nay như Đại học công nghệ Sydney (UTS), coi thời gian NCS đã mặc định chuyển từ 3 năm thành 4 năm. Sau thời gian 3 năm đó, NCS có thể gia hạn chính xác trong chương trình chuẩn là 1 năm, và ngoài ra lại có thể tiếp đến 2 năm nữa. Tổng công thời gian cho phép một NCS full-time hoàn thành luận án có thể lên tới 6 năm.

Do vậy các NCS làm đơn thực ra cũng đã rất cố gắng nên chỉ xin gia hạn thêm 1 năm trong thời gian chuẩn. Nhưng ông Phúc cùng BĐH 322, Bộ GD-ĐT đã và đang “chầy cối” cố tình hiểu thời gian này là thời gian cố định mà đa số NCS có thể hoàn thành luận án. Hơn nữa họ còn cho rằng quá thời gian 3 năm nghiên cứu hay “gia hạn là đúp” như trong trả lời của ông Phúc với các phóng viên và “gia hạn của NCS là lưu ban” như trong công văn này. Từ đó, BĐH 322 dùng quyền quản lí của mình xử ép NCS làm trong 3 năm dù có thư thông báo tiếp của trường gia hạn. Điều này thật rất nực cười và là một bằng chứng rõ ràng thứ nhất cho sự thiếu hiểu biết những điều cơ bản về qui trình đào tạo của các trường đại học quốc tế và quyết định cứng nhắc của ông Phúc cùng BĐH 322, Bộ GD-ĐT.

Ở đây, tôi cũng xin nhấn mạnh lại, trong lá đơn kiến nghị, chúng tôi chỉ nói một số NCS đi Nga và Đông Âu sau khi các nước này chuyển sang kinh tế thị trường vào đầu những năm 90 đi buôn nhiều hơn đi học từ thực tế chúng tôi được biết. Còn ai cũng hiểu ở thời bao cấp thì không thể đi buôn được và các NCS đi trước thời gian đó tuyệt đại đa số rất nghiêm túc. Nhưng BĐH 322 đã cố tình cắt xén, bóp méo thông tin này. Hơn nữa, việc BĐH 322 lấy qui định Bộ GD_ĐT không cho gia hạn thời quản lí các nước Đông Âu và Nga thời bao cấp để rồi từ đấy lấy lí do không cho NCS đào tạo tại các nước phương Tây kinh tế thị trường với các đặc điểm của hệ thống đào tạo khác hẳn là bằng chứng rõ ràng thứ hai cho sự thiếu khoa học, cứng nhắc trong công việc quản lí của BĐH.

Công văn của BĐH cũng rất mâu thuẫn khi một mặt nêu rằng khi NCS gia hạn họ tức các trường thường đề nghị cơ quan cấp học bổng tức Bộ GD-ĐT hỗ trợ”. Nhưng ngay sau đó lại viết rằng chưa có cơ sở đào tạo nào yêu cầu Bộ GD-ĐT trả học phí cho thời gian gia hạn.

Tôi được biết, chính xác ít nhất vào tháng 5 vừa qua, một NCS 322 tại trường ĐH Monash hết 3 năm xin gia hạn và trường Monash (được xếp trong top 40 trường ĐH trên thế giới vào năm ngoái bởi một tổ chức đánh gía giáo dục rất có uy tín của Anh) đã có thư gửi Bộ GD-ĐT yêu cầu cấp kinh phí gia hạn 1 năm bao gồm học phí và sinh hoạt phí cho NCS đó. Nhưng BĐH 322 đã không báo cáo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về thư thông báo lần 2 này và viện cớ qui định Quản lí công dân nước ngoài về thời gian đào tạo để khước từ đề nghị của trường. Đây lại thêm một bằng chứng thể hiện sự cứng nhắc, thiếu xây dựng của BĐH 322 trong giải quyết công việc.

2. BĐH 322 đã trích dẫn công văn của IDP để vẫn tiếp tục nói rằng, thời gian làm NCS ở Australia về cơ bản là 3 năm. Tôi xin khẳng định ngay là thông tin đó của IDP là không chính xác. Chúng tôi đang soạn thảo thư gửi ông Tổng giám đốc IDP tại Canberra, cung cấp các bằng chứng và đề nghị TGĐ yêu cầu bà Lê Tường Nhi, giám đốc chi nhánh IDP tại Việt nam, đính chính lại thông tin này cho Bộ GD-ĐT. Bạn Hoàng Tâm Giao đã đưa ra thông tin chính xác là đa số các trường tại Australia đề thời gian 4 năm trong thư mời đầu tiên. Còn theo một báo cáo khoa học giáo dục thì thời gian trung bình làm NCS ở Australia là 4 năm (Nguồn: Bourke, Holbrook, Lovat & Farley, 2004; Web: aare.edu.au/04pap/bou04849.pdf).

Tôi thi NCS 322 theo dạng chuyển tiếp thẳng từ bằng ĐH loại Xuất sắc lên Tiến sĩ. Do tôi chưa có bằng thạc sĩ mà chỉ có bằng sau ĐH (Postgraduate Diploma) của ĐH Melbourne với điểm trung bình loại khá -second class honour - nên trường NSW yêu cầu tôi học một khóa 4 tháng trước Tiến sĩ để bổ túc thêm kiến thức.

Trong khóa học, do vài giảng viên có đinh kiện xấu về NCS đi từ các nước XHCN như tôi nên tuy kết thúc khóa học 4 môn, tuy tôi đạt điểm trung bình tương đối khá (third class honour) nhưng chưa đạt mức yêu cầu rất cao của trường. Việc chuyển trường hoàn toàn là bình thường khi NCS gặp trục trặc kể cả các NCS được học bổng phát triển của chính phủ Australia. Và quyết định cử tôi đi làm NCS tại trường Victoria của Bộ GD-ĐT đã ghi rõ ngay đầu trang là thay cho quyết đinh cũ, do vậy chuyện tôi xin gia hạn sau 3 năm chẳng liên quan gì đến chuyện chuyển trường trước đây nhưng BĐH 322 vẫn cố tình đưa các thông tin cá nhân này vào công văn với dụng ý xấu nhằm đe dọa và làm giảm uy tín của cá nhân tội, từ đó đe dọa và chia rẽ các NCS kí đơn kiến nghị.

Việc BĐH đưa ra thông tin “nhiều NCS hoàn thành tốt luận án Tiến sĩ trong 3 năm tại Australia, Anh, Pháp” mà không kèm theo môt bằng chứng số liêu nào chứng tỏ một lần nữa sự chủ quan, thiếu trung thực trong việc quản lí của BĐH 322, Bộ GD-ĐT. Thử hỏi “nhiều” cụ thể là bao nhiêu trong số hàng trăm NCS của Đề án? Tôi dám chắc con số đó chỉ đếm trên đầu ngón tay.

2. Về kinh tế, tôi thấy những điều chúng tôi phân tích trong Đơn cũng như ở mục 1 của thư này là quá rõ ràng và đầy đủ. Chỉ nhấn mạnh là các NCS gia hạn sau 3 năm là khách quan theo yêu cầu chất lượng đào tạo Tiến sĩ ở các nước phát triển như nhiều NCS ở các nước đã phân tích trên diễn đàn này, hoàn toàn không phụ thuộc vào chuyện BĐH 322 có đồng ý hay không. Chúng tôi cũng không phải là thanh niên để BĐH dẫn ra lời bài hát đó, và tôi xin nhắc lại một câu trong đơn là cách diễn giải để giải quyết công việc theo kiểu như vậy của BĐH 322, Bộ GD-ĐT là đạo đức giả.

3. Về tính hợp thức của đơn Kiến nghị

Việc BĐH 322, Bộ GD-ĐT đưa những điều anh Hoàng Văn Hùng viết theo kiểu nói vu khống vào môt công văn của cơ quan chính phủ gửi cho báo chí là một bằng chứng nữa thể hiện sự yếu kém về năng lực quản lí hành chính vĩ mô và đạo đức công chức của BĐH 322 Bộ GD-ĐT. Hỏi một điều đơn giản, nếu lá đơn của chúng tôi viết không thuyết phục thì làm sao 13 NCS khác phần lớn toàn là cán bộ giảng dạy các trường ĐH hàng đầu trong cả nước lại tự nguyện kí? Bản thân anh Hùng cũng kí vào 4 bản danh sách chữ kí và trước khi chúng tôi gửi đơn cứu xét không có ý kiến gì và nếu một mình anh ta không đồng ý trong tổng số 14 NCS kí đơn cứu xét thì chúng tôi sẵn sàng gạch tên anh ta ra. Vậy chỉ vắng đi 1/14 người kí đơn làm sao BĐH 322 có thể nói lá đơn cứu xét thiếu sự ủng hộ của nhiều người? Đây cũng là một bằng chứng rõ ràng cho cách nhận xét giải quyết công việc rất thiếu khách quan, cãi chầy cãi cối của BĐH 322 như một số NCS trong diễn đàn edunet nhận xét.

Về lá đơn kiến nghị: các NCS Duy, Thuyên, Phúc, Trí rút lui vì họ theo chương trình phối hợp đào tạo giữa 2 trường Bách khoa Hà nội và UTS và thầy hướng dẫn của họ không đồng ý đề nghị gia hạn từ nguồn kinh phí 322 do cam kết đã kí riêng với Đề án. Còn NCS Nguyễn Vũ Bích Hiền đến lúc đó đã hoàn thành luận án và chị Hiền trước đó được trường RMIT thông báo là nhận được học phí kì gia hạn do BĐH 322 chuyển sang.

Do có NCS rút lui như vậy nên bản danh sách chữ kí 14 người trước đó sau khi gạch đi nhìn không lịch sự, đẹp mắt nên chúng tôi không gửi kèm về chứ đâu phải chúng tôi sợ điều gì. Chân lí đâu phải lúc nào cũng thuộc vế số đông. Sau khi phóng viên báo VietNamNet hỏi, chúng tôi đã khẳng định rõ ràng tên tuổi của những người đồng ý kí vào đơn kiến nghị với họ. Chúng tôi được biết, một số chuyên viên Vụ Tổng hợp, Vụ Khiếu nại - Tố cáo thuộc Văn phòng Chính phủ sau khi đọc đơn đã cho rằng lá đơn của chúng tôi viết rất chặt chẽ và thuyết phục. Lá đơn đó cũng đâu phải là đơn nặc danh như BĐH 322 dọa dẫm vì trên các phong bì thư gửi Chính phủ tôi đã kí vào với tư cách là người được phân công gửi đơn.

Tóm lại: Công văn phản hồi lần 2 kiến nghị của các NCS tại Australia từ BĐH 322 một lần nữa lại đưa ra các thông tin cắt xén thiếu trung thực, không chính xác, xúc phạm NCS. Cách giải quyết kiến nghị bắt bí NCS không được hay tự túc kinh phí gia hạn sau 3 năm dù có thư yêu cầu của trường bằng cách viện cớ Qui định quản lí công dân của Bộ là cứng nhắc, vô trách nhiệm và thiếu tính xây dựng.

Tôi sẽ gửi thư ngỏ này tới các Ban liên quan của Quốc hội đề nghi xem xét kiến nghị của chúng tôi và thanh tra những vấn đề tài chính của Đề án 322 để Đề án có một bộ máy và các qui định quản lí rõ ràng, minh bạch trong giai đoạn tới.

  • Phạm Quỳnh Anh (NCS 322, Melbourne, Australia)
     

  • Mời tham gia diễn đàn- Du học bằng ngân sách Nhà nước

  • "Gia hạn nghiên cứu là chuyện bình thường"

  • Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu

  • "Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"

  • "Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài"

  • "Đề án 322 từng cấp sinh hoạt phí 4 năm

  • "NCS 322 có thể tự tìm kinh phí để gia hạn"

  • "Nên cấp sinh hoạt phí theo căn cứ trung bình"

  • "Lần lữa để vòi tiền, có xứng danh nhà khoa học-"

  • Bộ GD-ĐT phản hồi "đơn cứu xét" của NCS 322

  • Ý kiến của bạn:

     

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,