221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
711348
NCS Đức nói gì về "đơn cứu xét" của NCS Australia?
1
Article
null
NCS Đức nói gì về 'đơn cứu xét' của NCS Australia?
,

Chúng tôi là giảng viên ĐH hiện đang theo học bằng học bổng Nhà nước (học bổng 322). Chính vì vậy, có thể nói, bản thân chúng tôi là người trong cuộc. Suốt thời gian qua, chúng tôi đã theo dõi các trao đổi trên VietNamNet cũng như các trao đổi trên các diễn đàn về việc này.

Soạn: AM 562113 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Để tránh tối đa việc đưa tin mang tính chủ quan, chúng tôi đã cố gắng tham khảo thêm ý kiến của cả các giáo sư, giảng viên cũng như bạn bè người Việt Nam, người nước ngoài để có thể có những thông tin khách quan.

Tuy nhiên, ngoài việc trọng tâm chính xoay quanh “Đơn cứu xét” của các lưu học sinh 322 tại Úc, chúng tôi còn thấy một số vấn đề khác cần giải quyết. Đó là các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ và cách ứng xử của mỗi bên. Dường như chúng ta chưa có cái nhìn thông cảm lẫn nhau và làm việc theo chính kiến và cảm tính của chính mình.

Việc thứ nhất là vai trò của các lưu học sinh. Việc kiến nghị của lưu học sinh trước các khó khăn cần giải quyết là hoàn toàn bình thường nhưng cũng cần được thực hiện theo tinh thần pháp luật, các bạn cần gửi đơn này trước hết lên cơ quan đại diện của mình là Ban điều hành, nếu không có câu trả lời thỏa đáng bạn có thể gửi cấp cao hơn cộng thêm lý do không thỏa đáng từ phía Ban điều hành. 

Ngoài ra, trong đơn hoặc các trao đổi, các bạn cần có thông tin chính xác được trích dẫn. Những thông tin như các bạn đưa về lưu học sinh ở Nga có phần chủ quan, thiếu chính xác nếu không nói có thể thiếu tôn trọng đến những khó khăn của các bạn đó. Bản thân tôi có bạn bè, người thân đã đang học tập tại Nga, mọi người hoàn cảnh rất khó khăn do học bổng ít và làn sóng kỳ thị người nước ngoài và bất ổn định xã hội nhưng họ vẫn học tập tốt. 

Việc thứ hai là vai trò của cơ quan chủ quản chương trình là Ban điều hành đề án 322. Với bản chất là nhà nước do dân và vì dân, Ban điều hành 322 là một cơ quan đại diện cho Nhà nước đảm bảo quyền lợi chính đáng của lưu học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để các lưu học sinh hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tổ quốc theo đúng tinh thần cao đẹp của đề án. 

Việc Ban điều hành làm được trong thời gian qua của đề án đặc biệt trong việc cùng các lưu học sinh giúp chính phủ có cái nhìn chân thực hơn về cuộc sống để tăng sinh hoạt phí chính đã thể hiện tinh thần đó. Tuy nhiên, trong sự việc này, Ban điều hành đã tỏ ra thiếu sự thông cảm cần thiết.  

Việc đưa ra các căn cứ thiếu cơ sở và mang định tính cao. Luận văn tiến sĩ của một nghiên cứu sinh là một công trình khoa học thực sự và phải là lần đầu tiên được công bố. Do đó, khác với việc học tập, nghiên cứu là công việc có mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên, khách quan không theo chủ ý của người nghiên cứu. Việc đi chưa đúng hướng hoặc phát hiện bị trùng hướng là việc bình thường và là một trong những nguyên nhân khiến thời gian kéo dài. Các sinh viên Việt Nam với mặt bằng kiến thức thường thấp hơn khi sang học tại các nước tiên tiến nên mất thêm một khoảng thời gian để trau dồi thêm kiến thức bị hổng, làm quen với cuộc sống mới cũng như điều kiện nghiên cứu mới cũng là những nguyên nhân khiến lưu học sinh Việt Nam gặp khó khăn hơn. Theo những thống kê mà chúng tôi thu thập thì có tỷ lệ vô cùng thấp số NCS có thể hoàn thiện trong 3 năm là dưới 20%. 

Về vấn đề tài chính, một số lưu học sinh có thể lấy tiền từ các đề tài của giáo sư nhưng sẽ là khó khăn cho các nghiên cứu sinh không nghiên cứu đề tài liên quan (nhất là các lưu học sinh nghiên cứu đề tài về Việt Nam). Công việc trợ giảng cũng như thu nhập thêm trong thời gian gia hạn cũng rất khác nhau ở mỗi nước và Ban điều hành nên có những nghiên cứu thêm để phù hợp với từng trường hợp tránh kết luận vội vàng (tính đến nay, Ban điều hành chưa có một công bố về các nghiên cứu về điều kiện học tập của lưu học sinh tại nước ngoài). 

Chính vì trả lời vội vàng nên các lập luận của Ban điều hành thường thiếu các chứng cứ và mang tính võ đoán, có phần phủ nhận công sức, nỗ lực của lưu học sinh nên đã không mang tính thuyết phục cao. Hơn thế, Ban điều hành sử dụng một số trao đổi riêng của Ban với một số thành viên lưu học sinh mang định tính cao với lời lẽ không phù hợp với văn phong hành chính nếu không nói thiếu tôn trọng nhân thân của lưu học sinh, đi lạc và không trả lời vào trọng tâm câu hỏi của các lưu học sinh. 

Nếu xét về khía cạnh luật pháp, theo khoản đ, mục 2, điều 6 trong phần Nghĩa vụ và Quyền của Lưu học sinh được kèm theo Quyết định số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT thì lưu học sinh không được phép gia hạn trừ trường hợp đặc biệt. Như vậy, việc gia hạn đại trà là vi phạm văn bản pháp luật nhưng điều đó cũng có nghĩa là khoảng 80% lưu học sinh Việt Nam (tạm lấy bằng tỷ lệ của sinh viên quốc tế) sẽ phải bỏ dở chương trình. Một số sinh viên khác sẽ gia hạn về thời gian và phải tìm nguồn tài chính khác.  

Việc này là khá bình thường ở các quỹ học bổng khác để hạn chế chi phí tài chính (tuy có khác là bao giờ các Quỹ này cũng cho học bổng cao hơn mức sống tối thiểu). Tuy nhiên, với các sinh viên Việt Nam, nếu không tìm được nguồn tài chính hỗ trợ, nhất là những người làm đề tài liên quan đến Việt Nam, không liên quan đến các dự án của Giáo sư hướng dẫn, thì việc ngừng học là chuyện bình thường. 

Nếu theo đúng Quy định của Bộ GD-ĐT, số lưu học sinh này phải hoàn trả chi phí đào tạo thì chắc chắn rằng sẽ rơi vào tình cảnh nợ nần và nặng hơn là tù tội. Trong khi đó, đa phần lưu học sinh là cán bộ trẻ, kinh tế hầu hết là khó khăn. Lúc đó thì việc đi học của lưu học sinh sẽ là gánh nặng suốt đời của chính lưu học sinh và gia đình và đề án 322 liệu có được coi là thành công? 

Qua việc này cho thấy, chúng ta cần có cái nhìn tích cực hơn từ hai phía. Ban điều hành không nên coi lưu học sinh là vòi vĩnh, chây lười, … mà cần tạo điều kiện để thông cảm, nghiên cứu nghiêm túc và tìm hướng giải quyết cho những khó khăn của lưu học sinh vốn cũng là các cán bộ Nhà nước.  

Chúng tôi mong muốn được thấy Ban điều hành lại như lúc cùng giúp đỡ hợp tình hợp lý trong việc nâng sinh hoạt phí.

Về phía lưu học sinh, cũng cần nhìn nhận Ban điều hành như những người đại diện cho quyền lợi của mình chứ không phải nơi luôn hạch sách, bắt bẻ, gây khó dễ cho lưu học sinh và cung cấp thông tin chính xác, tin cậy làm căn cứ cho Ban điều hành trình cấp có thẩm quyền. Ban Điều hành cũng luôn chịu sức ép từ Bộ Tài chính cũng như những quy định đôi khi không theo kịp thực tiễn của các văn bản pháp luật mà vẫn buộc phải tuân theo. Muốn như vậy, cần phải có cách nhìn nhận vấn đề hợp tác, thông cảm và nhân bản hơn từ cả hai phía để có cách đối xử đẹp hơn trên tinh thần xây dựng cũng như cần tuân thủ các quy định của luật pháp.

  •  Một số LHS tại Đức

  • Mời tham gia diễn đàn- Du học bằng ngân sách Nhà nước

  • "Gia hạn nghiên cứu là chuyện bình thường"

  • Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu

  • "Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"

  • "Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài"

  • "Đề án 322 từng cấp sinh hoạt phí 4 năm

  • "NCS 322 có thể tự tìm kinh phí để gia hạn"

  • "Nên cấp sinh hoạt phí theo căn cứ trung bình"

  • "Lần lữa để vòi tiền, có xứng danh nhà khoa học-"

  • Bộ GD-ĐT phản hồi "đơn cứu xét" của NCS 322

  • Thư ngỏ của một NCS 322

  • 'Không nên cứng nhắc theo thư mời nhập học"

  • Học tiếng Đức, sao phải thi tiếng Anh-

    Ý kiến của bạn:

  •  

     

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,