221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
712344
Học bổng: Phần thưởng hay đầu tư mạo hiểm?
1
Article
null
Học bổng: Phần thưởng hay đầu tư mạo hiểm?
,

Mâu thuẫn về quyền lợi giữa Nhà nước (đa số đông nhân dân) và cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Để giải đáp được vấn đề này, chúng ta phải hiểu được bản chất của việc cấp học bổng (HB). HB liệu có phải là một phần thưởng không? Hay là một hình thức đầu tư (mạo hiểm)? Hay thậm chí là một loại quyền lợi?" 

Bạn Vu Thuong, "là một người đã từng du học tại nước ngoài với một phần học bổng, nêu những nhận xét và kinh nghiệm cá nhân của mình qua hơn 10 năm học tập và nghiên cứu tại nước ngoài". 

Cũng như Việt Nam, rất nhiều nước kể cả các nước phát triển phải đứng trước vấn đề nan giải là đào tạo bằng ngân sách quốc gia nhưng việc đánh giá chất lượng giáo dục tỏ ra rất khó khăn và câu hỏi “liệu sau khi được đào tạo họ có cống hiến, phục vụ gì được cho quốc gia hay không” hầu như không thể trả lời ngay từ đầu.

Nếu là một loại phần thưởng thì HB cũng như bao loại phần thưởng khác, chỉ được xét trao 1 lần với giá trị thường là xác định và nếu có được xét trao 1 lần nữa thì cũng phải dựa trên tiêu chí đánh giá, xét thưởng lại rõ ràng. Vì số phần thưởng là có hạn nên được thưởng hay không còn phụ thuộc vào số đối tượng được xét, được lần trước không có nghĩa là cũng được lần sau. 

Nếu là một loại đầu tư thì tiêu chí cơ bản của nó là cán cân lợi ích: đầu tư này còn sinh lợi nữa hay không? Cũng như với mọi nhà đầu tư khác, đối tượng được đầu tư phải có trách nhiệm báo cáo thường niên về kết quả đầu tư (kết quả nghiên cứu học tập) của mình để nhà đầu tư lấy làm cơ sở xét duyệt. Nếu xét thấy không có lợi, nguồn vốn đầu tư ấy ắt sẽ bị cắt. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó, số vốn đã được đầu tư vẫn còn và trách nhiệm của đối tượng được đầu tư vẫn không hết! 

Bản thân cá nhân tôi, tuy nhận học bổng qua 1 tổ chức của nước bạn nhưng điều kiện, nhất là điều kiện về thời gian được đặt ra hết sức ngặt nghèo; hều hết không được gia hạn cấp HB ngoại trừ các thay đổi bất khả kháng (ngay cả ốm đau cũng không được chấp nhận). 

Trong điều kiện xét cấp học bổng lần sau thì việc báo cáo thường xuyên về kết quả học tập (phải rất  tốt) và công tác tư tưởng (thuyết phục) là điều kiện tiên quyết. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì họ vẫn có thể từ chối (do muốn dành số HB ít ỏi đó cho các SV khác hay do ngân quỹ không còn). Nói khác đi, HB là một cơ hội; đã giành được cơ hội đó dù chỉ là 1 lần hay 1 năm đều là điều rất may mắn. Tôi chưa gặp bất kỳ một tổ chức xét cấp HB nào coi việc cấp HB như một quyền lợi của SV, NCS (mà qua đó NCS, SV có thể kiện tục hay yêu cầu gia hạn). 

Về mặt xét lợi hại để gia hạn HB (chính xác hơn là tiếp tục cấp) thì mỗi tổ chức, mỗi quốc gia có quy tắc ứng xử khác nhau. Đối với các tổ chức có tính cạnh tranh cao thì việc gia hạn rất ít khi được xét duyệt.  

Lấy ví dụ viện nghiên cứu tài năng Marx Plank của Đức, bất kỳ dự án, vị trí nào cũng có thể xin cấp kinh phí (cũng là một dạng HB nghiên cứu) nếu đủ sức cạnh tranh với các ứng viên khác nhưng về mặt thời gian thì hết sức ngặt nghèo (cũng vì lý do cạnh tranh!). 6 tháng một lần, ứng viên phải làm báo cáo và xin cấp kinh phí tiếp tục nhưng không quá 2 năm và ngay cả đối với các cá nhân có thành tích cao nhất, có đóng góp quan trọng nhất cho viện cũng chỉ được chấp nhận một thời gian nghiên cứu tối đa là 5 năm (trừ 1 ông viện trưởng!). 

Các viện nghiên cứu của Mỹ cũng hoạt động tương tự như vậy. Xin lưu ý là điều nói trên không có nghĩa là 1 dự án không thể nghiên cứu quá 5 năm. Không có ai cấm các nhà khoa học tìm nguồn kinh phí, tài trợ khác; thậm chí, điều đó còn được khuyến khích! 

Nói như thế để thấy rằng việc hạn chế (cứng) số thời gian tối đa cấp kinh phí là một thực tế rất hay được áp dụng ở các nước tư bản, đặc biệt trong môi trường nghiên cứu thành tích cao để giữ khả năng cạnh tranh. 

Chúng ta còn có thể quan sát một thực tế là ở trình độ càng thấp, điều kiện để xét duyệt gia hạn HB càng dễ dàng, ở mức độ cao, điều kiện càng khắc nghiệt. Đó là còn chưa nói đến yếu tố giầu/nghèo. Có lẽ chính nhờ những chính sách đó mà người giỏi càng giỏi hơn còn chúng ta đã yếu lại càng yếu hơn chăng? Là một nước rất nghèo, liệu có gì sai khi nhà nước ta yêu cầu các cá nhân được nhận học bổng (Dollar) phải là những nhân tài, phải giỏi hơn số trung bình, dẫu số đó là SV, NCS nước ngoài? 

Tự túc học và nghiên cứu tại nước ngoài

Tuyệt đại đa số các SV và NCS nước ngoài đều phải tự lực kinh tế để học tập, nếu có HB thì đó cũng chỉ là hỗ trợ phần nào. 

Tất nhiên ta có thể nói họ giầu, ta nghèo nhưng ta quên mất rằng họ giầu thì có chi phí sống rất cao, ngược lại ta có chi phí sống thấp (ngay cả khi ở nước ngoài). 

Hơn nữa, trong giới nghiên cứu, số người có thể gọi là “giầu” thực sự không có. Áp lực kinh tế cũng khiến mỗi người phải có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp của mình: “của cho dễ xài, của mình làm ra mới xót” câu nói đó của cổ nhân bây giờ vẫn còn đầy tính thời sự.  

Phải nói là trong hoàn cảnh kinh tế như nước ta, việc tự túc sinh hoạt để học tập nghiên cứu tại nước ngoài cho là một việc khó khăn, nặng nề. Tuy nhiên đó không phải là điều không thể thực hiện được nhất là nếu trước đó đã có sự hỗ trợ, giúp đỡ một phần. Ngoài nguồn tài chính tự túc, NCS/SV nhất là các NCS tài năng có kết quả nghiên cứu khoa học tốt hoàn toàn có khả năng tìm các nguồn tài trợ khác. 

Nếu một nghiên cứu có giá trị, xin hãy tin rằng không chỉ có chính phủ Việt Nam quan tâm mà còn rất nhiều tổ chức, công ty nước ngoài muốn sử dụng. Thực tế đã chứng minh số NCS có học bổng và nguồn tài trợ từ các tổ chức thứ 3 là không nhỏ. Tất nhiên đó phải là các cá nhân tài năng, những công trình nghiên cứu có giá trị; nếu không bản thân hiệu quả đầu tư cho các công trình đó quả thực cũng đã là một câu hỏi. 

Một điểm khác biệt nữa cần phải được nhấn mạnh trong mục đích tài trợ của nước ngoài là họ tài trợ để thực hiện việc nghiên cứu, tức là để đạt được tăng trưởng tri thức qua quá trình tìm tòi khám phá. 

Không có tổ chức nào, không có chính phủ nào tài trợ với mục đích để ông A, bà B có thêm tấm bằng PhD, Master cả! Rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã không kết thúc trong giai đoạn 2-3 năm có tài trợ mà kéo dài hơn rất nhiều.  

Bản thân các nhà khoa học đó cũng không hề thấy đó là một thất bại hay một điểm gì bất thường. Coi rằng không có bằng là kết thúc và toàn bộ số tiền đã đầu tư là đổ xuống sông xuống biển chỉ có thể đến với ai cho rằng tấm bằng tiến sỹ, thạc sỹ là mục đích duy nhất của quá trình nghiên cứu cộng tác của mình. 

Về cái được của cuộc tranh luận 

Tuy có nhiều quan điểm bất đồng nhưng tôi vẫn thấy qua cuộc tranh luận công khai này có nhiều cái được. Cái được lớn nhất chính là sự công khai của nó, đó là điều mà xưa nay chúng ta ít làm được. 

 Nói gì thì nói, tranh luận công khai sẽ khiến mỗi bên phải suy nghĩ nghiêm túc về mình hơn và ít hay nhiều, tôi tin rằng chúng sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình cải tổ vốn rất cần thiết ở giới tri thức và giới quản lý tri thức ở Việt Nam. Không phải ngày hôm nay,  chúng ta mới có những mâu thuẫn này và cũng không phải những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là những mâu thuẫn điển hình hay cấp thiết nhất trong giới tri thức Việt Nam, nhưng tôi nghĩ, đó là những có hích cần thiết.  

Có thể, có người cho rằng, nếu học bổng là phải xin thì chúng ta lại quay lại thời xin cho và như vậy là thiếu công bằng. Tôi chỉ xin nhắc lại lời của một nhân vật khác: “công bằng là giải thích luật chơi trước khi bắt đầu và giữ đúng luật chơi đấy”.  

  • "Gia hạn nghiên cứu là chuyện bình thường"

  • Du học sinh 322 tại Australia kêu cứu

  • "Người giỏi thì 3 năm cũng làm xong tiến sĩ"

  • "Nếu gia hạn, ai cũng muốn kéo dài"

  • "Đề án 322 từng cấp sinh hoạt phí 4 năm

  • "NCS 322 có thể tự tìm kinh phí để gia hạn"

  • "Nên cấp sinh hoạt phí theo căn cứ trung bình"

  • "Lần lữa để vòi tiền, có xứng danh nhà khoa học-"

  • Bộ GD-ĐT phản hồi "đơn cứu xét" của NCS 322

  • Thư ngỏ của một NCS 322

  • 'Không nên cứng nhắc theo thư mời nhập học"

  • Học tiếng Đức, sao phải thi tiếng Anh?

  • NCS Đức nói gì về "đơn cứu xét" của NCS Australia-

  • Chuyển cấp học bổng sang cho vay du học

  • Ý kiến của bạn:

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,