Một vị GS-TSKH thẳng thắn: Thực tế không hẳn vậy! Từ năm 1993 đến nay, mỗi năm ngành giáo dục vay của nước ngoài trung bình 100 triệu USD.
Đầu tư của Nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) cũng tăng đáng kể. Kinh phí từ ngân sách cấp cho GDĐT năm 2000 là 14.500 tỷ đồng, năm 2005 đã tăng gần 3 lần lên đến 41.630 tỷ đồng (trong khi cả nước có 22,5 triệu học sinh sinh viên tăng hơn năm 2000 có 1 triệu người).
Thế nhưng chất lượng GDĐT có tăng tương ứng? Không ai dám chắc! Bởi văn bằng đào tạo của Việt
Sức dân có hạn khi mà gánh nặng học hành đã quá sức các hộ gia đình VN. Thực tế, đóng góp của người dân hiện đã chiếm một nửa tổng chi phí của xã hội cho GDĐT. Trong khi đó, chi tiêu lại rất kém hiệu quả và lãng phí do sự bất cập của cải cách giáo dục, do họp hành, tham quan nước ngoài và chi phí cho bộ máy quản lý rất cồng kềnh hiện nay.
Chuyện thay sách giáo khoa ở các nước ít nhất là 10 năm hoặc lâu hơn cho một lần, còn ở Việt Nam thì năm nào cũng thay (?) nên NXB Giáo dục có thể thu từ SGK và sách tham khảo 100 triệu USD/năm. Theo ước tính, số tiền đầu tư cho biên soạn SGK phổ thông rất lớn, khoảng 300 triệu USD/năm.
Một đề án của chương trình tiểu học (vay của nước ngoài) có gần 2.000 lượt người đi tham quan khảo sát nước ngoài, chưa kể hàng nghìn cuộc hội thảo ở cơ sở (có năm trung bình 3 ngày một cuộc họp ở tầm quốc gia) tốn kém không ít. Rõ ràng, nếu số tiền kể trên được sử dụng thật hiệu quả thì học phí không sẽ không cần tăng mà còn phải giảm!
Lạ một điều, ngoài việc cứ chăm chăm đề nghị tăng học phí, hiện chưa hề thấy một cam kết nào về nâng cao chất lượng đào tạo một cách cụ thể.
Vấn đề xã hội lớn hơn nữa là: Nếu học phí cứ tăng lên mức như dự kiến nêu trên thì vô hình trung đã ngăn không cho con em những hộ trung bình và nghèo bước chân vào trường ĐH dù họ đã qua được kỳ thi ĐH khắc nghiệt. Như vậy, cơ hội học tập sẽ không còn là bình đẳng cho mọi người.
(Theo Tiền phong)