221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
722010
Tiến sĩ khoa học làm giáo vụ
1
Article
null
Tiến sĩ khoa học làm giáo vụ
,

Một tiến sĩ có luận án khoa học được các đồng nghiệp quốc tế đánh giá xuất sắc và đem ra ứng dụng thực tế ở nước ngoài. Nhưng khi về nước, ông được giao cho việc... theo dõi việc đi sớm về muộn của giáo viên, sinh viên - một công việc chẳng liên quan gì đến chuyên môn của ông.

TSKH Trần Đức Chính

Câu chuyện của  PGS.TSKH Trần Đức Chính, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội là một ví dụ về tình trạng lãng phí chất xám trong các cơ quan, tổ chức nhà nước hiện nay.

Vinh quang xứ người

Ông Trần Đức Chính về Trường ĐH Xây dựng từ năm 1989 và làm giảng viên bộ môn Sức bền vật liệu. Lúc đó, ông là phó tiến sĩ (sau này được gọi là tiến sĩ). Năm 1993, ông là giảng viên chính. Ba năm sau, ông được Nhà nước phong danh hiệu Phó giáo sư, rồi được bộ môn, khoa, trường cử đi thực tập sinh cao cấp tại Trường ĐH Xây dựng - kiến trúc quốc gia Kiep (Ukraine) trong thời hạn 1 năm.

Sau thời gian làm thực tập sinh, thấy ông là người có khả năng nên nhà trường giữ lại làm nghiên cứu sinh cao cấp. Vào cuối năm 2000, Bộ Giáo dục Ukraine đề nghị phía Việt Nam cho ông ở lại thêm 3 năm để làm tiến sĩ khoa học (TSKH). Bộ GD-ĐT Việt Nam đồng ý.

Đúng hạn, vào cuối năm 2003 ông Chính đã hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài "Phát triển lý thuyết và ứng dụng của phương pháp phân tử biên để giải một lớp các bài toán cơ học môi trường lớp" (Truyền nhiệt đàn nhiệt, cơ học phá hủy và động lực sóng).

Đây là một trong những vấn đề có liên quan để giải quyết, khắc phục hiện tượng rò rỉ hạt nhân, một lĩnh vực mà các nhà khoa học thế giới đang trăn trở. Đề tài của ông đã được 100% phiếu (20/20 người) trong Hội đồng bảo vệ luận án TSKH nhất trí xếp vào loại xuất sắc.

Công trình được quốc tế thừa nhận và đăng tải ở nhiều tạp chí khoa học quốc tế, đưa vào tuyển tập kỷ yếu của đại hội Cơ học thế giới tổ chức tại Nhật Bản. Tại Ukraine, nhiều tạp chí đã có bài viết ca ngợi công trình của ông và Bộ Giải quyết các tình trạng khẩn cấp của Ucraina đã cho một số kết quả của công trình ứng dụng vào việc khắc phục an toàn hạt nhân.

Bị từ chối trên "sân nhà"

Ông tiến sĩ trở về Việt Nam với mong muốn trở lại Trường ĐH Xây dựng, mang những kiến thức khoa học tiếp tục giảng dạy cho thế hệ trẻ.

Ông viết đơn xin về làm chuyên môn như trước. Nhưng thật bất ngờ, người có trách nhiệm của bộ môn đã từ chối với lý do: ông đi lâu quá, bộ môn không chờ được nên đã nhận người khác về thay.

Và một lý do khác: chủ trương của bộ môn chỉ cho những người trẻ đi đào tạo còn đã già như ông thì đi ngắn hạn cho biết rồi về giảng dạy. Đằng này, ông đã làm trái ý họ và nếu ai cũng như ông thì bộ môn không quản được.

Các thầy hiệu trưởng, hiệu phó của trường cũng ủng hộ mong muốn của ông Chính và đã đề nghị với bộ môn nhận ông về.

Tuy nhiên, những người trách nhiệm của bộ môn và khoa vẫn nhất định từ chối. Việc nhận người về đã được phân quyền cho bộ môn nên Ban giám hiệu không thể can thiệp sâu hơn vì sợ mất dân chủ.

Để giải quyết công việc cho ông, Ban giám hiệu đành đưa ông vào một cái chức "Phó ban thường trực Ban Thanh tra đào tạo". Nghe thì có "chức" thật, nhưng công việc thì chẳng cần gì đến kiến thức bởi hằng ngày chỉ theo dõi và nhắc nhở việc đi sớm về muộn của giáo viên, ý thức kỷ luật của sinh viên, kiểm tra xem bàn ghế phương tiện học tập có hỏng thì sửa chữa..., trừ một nội dung công việc có cần chút trình độ là thanh tra tuyển sinh.

Đã thế, ngày làm việc của ông cũng khác thường: bắt đầu từ 12h trưa và kết thúc lúc 20h tối. Nghĩa là từ khi có giờ học đến khi giáo viên và sinh viên tan lớp.

Điều đáng nói là bộ môn của ông vẫn thiếu người giảng dạy. Lúc ông đi có 18 người, nay chỉ còn 13.

Vì vậy, nếu có người nào của bộ môn đi giảng dạy các lớp tại chức thì sinh viên lại phải học ghép lớp. Thấy vậy, gần đây ông lại tiếp tục làm đơn để xin được dạy kiêm nhiệm 30% thời gian, còn lại ông vẫn tiếp tục làm công việc hành chính mà trường đã giao. Vậy mà họ vẫn không đồng ý vì sợ "tấm gương" của ông sẽ bị người khác noi theo!

Ông buồn lắm bởi cứ mãi làm công việc hành chính thế này, những kiến thức chắc sẽ thui chột theo ngày tháng trong khi môn học mà ông giảng dạy (cơ học môi trường) thì không phải giảng viên nào của bộ môn cũng giảng dạy được.

Day dứt, ông lại nhờ những người đã từng có vị thế trong trường, những "cây đa, cây đề" có ảnh hưởng lớn tới trường đến tận nơi gặp những người có trách nhiệm của bộ môn để thuyết phục. Kết quả vẫn là lời từ chối bởi lý do: đó là quy định của tập thể. Trước đây, họ đã không nhất trí cho ông được ở lại làm luận án, nay lại nhận ông về thì hóa ra lại mâu thuẫn với quan điểm trước đây (!?).

Bất lực, ông có ý định xin sang làm việc tại một  trường đại học khác. Đã có trường sẵn sàng nhận ông về để làm chủ nhiệm khoa nhưng Ban giám hiệu nhà trường lại không cho ông đi vì sợ "mang tiếng" với trường bạn. Thấy Ban giám hiệu cũng đã đối xử tốt với mình nên ông cũng không muốn đưa họ vào thế khó xử. Vậy là ông lại chấp nhận cái công việc tréo ngoe của mình.

Khi biết tình cảnh của ông tiến sĩ, chúng tôi đã đề nghị được đăng báo song ông không muốn vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của trường. Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu như sự thật này không được phơi bày để những người có trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục phải nhìn nhận lại cách sử dụng nguồn nhân lực trí thức hiện nay.

(Theo Vũ Thơ - Thanh Niên)

  • Du học, về hay ở: Góc nhìn từ Nhật

  • Có bằng tiến sĩ ở trời Tây: Tôi nên về hay ở?
    Chuyện của những người học ở trời Tây "về hay ở"

  • "Thay đổi nhận thức từ 2 phía"

  • "Trí thức không thể chỉ sống dựa vào Nhà nước"

  • Thoát khỏi sự lưỡng lự

  • Làm khoa học hay làm "sếp"?

  • "Đâu là chỗ trống nếu em trở về?"

  • "Tôi không sao thuyết phục họ gắn bó với nghề nghiệp..."

  •  

    Ý kiến của bạn:

     

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,