221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
722738
Bạo hành ngôn ngữ và nỗi lòng con trẻ
1
Article
null
Bạo hành ngôn ngữ và nỗi lòng con trẻ
,

Đây là đoạn đầu thư của X., cô bé nức nở nhắc lại những lời lẽ mà đấng sinh thành nói với con gái của mình: 

Tao đẻ ra mày tốn công, tao nuôi con ch... còn hơn, mày chỉ đáng ngồi sau nải chuối... Nếu mày thi được thì tao còn quan tâm, còn không tao ghét hơn cả con ch...

 

Chả là, năm nay X chuẩn bị thi đại học và em xem đây là cơ hội làm đẹp lòng người lớn, thế nhưng lại được đáp lại với mấy từ chỉ loài bốn chân. Không chỉ vậy, X thỉnh thoảng còn phải nhận những trận đòn.

 

Sau những lời nặng nề như thế không lạ khi trong đầu cô gái tội nghiệp này xuất hiện những suy nghĩ bế tắc kiểu “ngồi sau nải chuối”: “Nếu mình chết chắc bố mẹ sẽ vui hơn!”, “Những trận đòn mình có thể không xem là gì nhưng những lời sỉ nhục ấy làm mình tổn thương...”, “Nhiều lần mình đập đầu vào tường...”, “Nghèo mà có tình thương thì mình sẵn sàng xin đổi sự giàu sang...

 

Tình cảnh của X có lẽ là một trường hợp cá biệt vì không khó nhận ra những câu chữ trên quá nặng nề. Tuy vậy, hàng ngày đâu đó ta vẫn có thể tình cờ nghe thấy những lời tương tự: “đồ ngu”, “không lo học hành mai mốt có nước đứng đường”, “kiếp trước ăn ở thất đức mới sinh ra mày...

 

Thỉnh thoảng, bị mắng một trận không phải là chuyện... động trời gì với tuổi mới lớn. Các bậc phụ huynh cũng khó tránh khỏi đôi lúc nóng giận mà vô tình to tiếng với con cái nhưng đại đa số cơn bốc hỏa của người lớn chỉ mang tính răn dạy, giáo dục, muốn con nên người một cách có văn hóa chứ hoàn toàn không có ý xúc phạm, làm nhục.

 

Công bằng mà nói, tuổi mới lớn đôi khi bướng không chịu được, vì vậy cũng khó trách “có lửa mới có khói”. Hầu hết, ngòi nổ đều xuất phát từ lỗi nào đó của nạn nhân kiêm thủ phạm như ham chơi, học hành đội sổ, yêu đương sớm... Nhưng cũng không hiếm trường hợp con cái trong nhà bị biến thành bị cát để một số người lớn làm nơi trút giận, giận cá chém thớt, dằn mặt, cạnh khóe ai đó (để... mắng xéo hàng xóm chẳng hạn!) ...

 

Tuy nhiên, việc một số ít người lớn hay có những lời quát nạt bạo hành hầu hết là do thiếu một chút phông văn hóa, trình độ hoặc do cách sinh hoạt, nghề nghiệp quen giao đãi miệng bằng tay, tay bằng miệng với người xung quanh.

 

Trời giông thì “né” sét

 

Khó tránh khỏi một lúc nào đó bạn làm người lớn... nổi cơn tam bành, những lúc như thế khéo một chút bạn có thể tránh trở thành cột thu lôi hứng chịu sấm sét bằng cách:

 

- Nếu do lỗi của bạn thì chỉ có lời xin lỗi hoặc sửa sai sau đó mới có thể giúp bạn né đòn. Ngược lại, cứng đầu, ngông nghênh chỉ tổ đổ dầu vào lửa (nếu thực sự bạn không có lỗi thì hãy đợi lúc sóng yên gió lặng rồi hạ hồi phân giải, đính chính sau).

 

- Việc bạn ngồi nghe với thái độ biết lỗi thường làm người lớn mau “xì” cơn thịnh nộ, ngược lại ngúng nguẩy bỏ đi, vào phòng đóng sập cửa, mở nhạc thật to “tiếng hát át tiếng bom” hoặc tệ hơn là trả miếng, đôi co... thì chắc chắn cơn nóng giận của người lớn sẽ mau chóng đến đỉnh điểm.

 

- Nếu bạn đang là nạn nhân của bạo hành ngôn ngữ trong gia đình, bạn có thể nhờ một hay nhiều người lớn khác (bố, mẹ, ông, bà, cô, bác, tổ trưởng dân phố...) để góp ý, khuyên ngăn.

 

- Trường hợp không thể cứu vãn bạn có thể tìm đến chính quyền sở tại hoặc các hội, đoàn nhờ giúp đỡ vì đây là quyền của bạn được luật pháp bảo vệ.

 

(Theo Mực Tím)

 

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,